Hiện tượng phát sáng ở nhiều địa điểm du lịch thực chất là phát quang sinh học. Ánh sáng này được hình thành do các phản ứng hóa học và tạo ra ít hơn 20% về nhiệt. Hầu hết sinh vật phát quang sinh học được tìm thấy trong đại dương bao gồm cá, sứa và vi khuẩn. Các loài phát quang khác trên cạn có thể kể đến như đom đóm, sâu phát sáng hay một số loài nấm. Ảnh: TIME For Kids. |
Hang động Waitomo ở New Zealand có sự xuất hiện của đom đóm. Chúng chiếu sáng nơi này bằng ánh sáng phát quang sinh học. Hang động thu hút hàng nghìn du khách từ khắp nơi trên thế giới đến chứng kiến vẻ đẹp kỳ diệu này. Ảnh: The New York Times. |
Du khách nên tham quan bằng cách đi bộ hoặc đi thuyền bên trong hang động. Thời gian tốt nhất để tham quan là vào tháng 11-4 do thời tiết sẽ ấm và ẩm hơn so với các thời điểm còn lại trong năm. Ảnh: Truly Experiences. |
Khu bảo tồn động vật hoang dã Madei, bang Goa, Ấn Độ là nơi sinh sống của hổ hoàng gia Bengal. Tuy nhiên, điều làm nên sự độc đáo là sự hiện diện của phát quang sinh học. Khu bảo tồn có những cây thường xanh và rụng lá dày giúp giữ ẩm. Ảnh: Times of India. |
Phát triển trong môi trường ẩm ướt này là nhiều loại nấm phát quang sinh học, được gọi là mycena. Những cây nấm này phát ra ánh sáng màu vàng lục hoặc tím trong các đợt gió mùa, khi không khí có nhiều độ ẩm. Những tia sáng làm cho khu bảo tồn trở nên ma mị và biến nơi đây trở nên một nơi kỳ diệu như truyện cổ tích. Ảnh: Wikimedia Commons. |
Purushwadi, bang Maharashtra, Ấn Độ diễn ra lễ hội đom đóm trong các đợt gió mùa. Đây là thời điểm xuất hiện đom đóm với hàng triệu con. Chúng phát ra ánh sáng lấp lánh để thu hút loài khác giới và chuẩn bị cho mùa sinh sản. Ảnh: Travel Triangle. |
Du khách có thể đặt các tour du lịch đặc biệt về đêm khi mùa đom đóm đến gần. Chuyến tham quan sẽ đưa bạn đến những khu rừng ở Maharashtra để chiêm ngưỡng hiện tượng này và chụp một số bức ảnh làm kỷ niệm. Ảnh: Times of India. |
The Blue Grotto, Malta là một hang động trên biển, nơi bạn có thể nhìn thấy lượng ánh sáng phát ra tốt cho sức khỏe. Điểm đặc trưng của điểm đến là các sinh vật màu xanh lam đặc biệt phát sáng trong nước, trong khi bản thân chúng có màu bạc, cam, đỏ hoặc vàng. Ảnh: iStock. |
Hiệu ứng phát quang sinh học này là do ánh sáng mặt trời khi nước đi vào hang qua một khe hở hẹp. Để tận mắt chứng kiến hiện tượng này, du khách phải đến đây bằng một chiếc thuyền được cấp phép. Con thuyền sẽ đưa bạn đến đây khi thủy triều lặng và thấp. Ảnh: Matador Network. |
Quần đảo Matsu, Đài Loan (Trung Quốc) có tảo phát quang sinh học, phát ra ánh sáng xanh khi chúng bị quấy rầy. Du khách có thể nhìn thấy dưới dạng các cụm. Chúng được gọi là "những giọt nước mắt màu xanh" vì các cụm do tảo hình thành trông giống như những giọt nước mắt trôi nổi trong nước. Ảnh: HuffPost. |
Những dải ánh sáng xanh khiến hòn đảo trở nên độc đáo và là nơi tuyệt vời để hút khách du lịch. Thời gian tốt nhất để tham quan là tháng 4-8, khi những loài tảo này hoạt động mạnh. Ảnh: Taipei Times. |
Link nội dung: https://pld.net.vn/5-dia-diem-phat-sang-tren-the-gioi-a10129.html