Ban hành kèm với chương trình công tác năm 2023 của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ có danh mục các đề án của các địa phương sẽ được trình thẩm định, phê duyệt trong năm 2023.
Đơn cử, tại thành phố Hà Nội có 2 đề án gồm, quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Tại thành phố Hải Phòng có 3 đề án gồm, quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) của thành phố Hải Phòng; báo cáo rà soát phân loại đô thị đối với đô thị thành phố Hải Phòng, đô thị loại I, khi thực hiện mở rộng sang địa bàn huyện An Dương.
Tại thành phố Đà Nẵng có 2 đề án gồm, quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) của thành phố Đà Nẵng.
Thành phố Cần Thơ có 1 đề án là đề án thành lập khu công nghệ cao Cần Thơ.
Tỉnh Cao Bằng có 1 đề án là đề án cơ chế chính sách đặc thù phát triển khu du lịch thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng.
Tại tỉnh Lạng Sơn có 2 đề án gồm, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn; quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Chính Chi Ma, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Tỉnh Bình Phước có 1 đề án thành lập thị trấn thuộc huyện Bù Gia Mập và thị trấn thuộc huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.
Tỉnh Bình Dương có 2 đề án gồm, đề án đề nghị công nhận đô thị Dĩ An là đô thị loại II; quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 7 đề án gồm, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đề án thành lập thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế; quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Ngoài ra còn có đề án khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế; đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.
Tại tỉnh Quảng Nam có 6 đề án gồm, đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất theo cụm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai; đề án hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tự nhiên; đề án hình thành và phát triển trung tâm công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ Silica trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Ngoài ra tại Quảng Nam còn có 3 đề án quan trọng khác là, đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác cảng hàng không Chu Lai gắn với Khu phí thuế quan Tam Quang; đề án sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp huyện gồm Phú Ninh, Tam Kỳ và Núi Thành; đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới đô cổ Hội An và đề án xã hội hóa khu đền tháp Mỹ Sơn.
Chưa hết, trong danh mục còn có nhiều đề án của các địa phương khác trong chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Lưu Bang
Link nội dung: https://pld.net.vn/he-lo-62-de-an-quan-trong-se-duoc-cac-dia-phuong-trinh-chinh-phu-trong-nam-2023-a10449.html