Trước khi vướng vào vòng lao lý, ông Trần Quí Thanh cùng doanh nghiệp Tân Hiệp Phát đã vướng không ít lùm xùm liên quan đến chất lượng sản phẩm khiến dư luận dậy sóng.
Mặc dù chỉ là công ty gia đình, Tân Hiệp Phát có lợi nhuận sau thuế gần 3,000 tỷ đồng mỗi năm, có lúc bằng cả Pepsi và Coca-Cola cộng lại. Bấy giờ, doanh nghiệp do ông Trần Quí Thanh làm chủ khiến các đối thủ trong ngành phải dè chừng với doanh số và doanh thu khủng. Những sản phẩm nước ngọt của công ty chiếm lĩnh thị trường, xuất hiện dày đặc ở các hàng quán. Thế nhưng đến năm 2014, sự ồn ào xung quanh chai nước ngọt có ruồi của doanh nghiệp Tân Hiệp Phát đã khiến hình ảnh của Trần Quí Thanh và công ty bị ảnh hưởng nặng nề.
Đặc biệt, ồn ào về câu chuyện chai nước có ruồi đã khiến doanh nghiệp tổn thất nặng nề. Câu chuyện khởi nguồn từ việc một chủ quán ăn tại huyện Cái Bè, Tiền Giang phát hiện chai nước uống Number One của Tân Hiệp Phát có dị vật giống một con ruồi. Người này sau đó đã liên hệ với Tân Hiệp Phát và yêu cầu đưa anh ta tiền để đối lấy sự im lặng. Sau nhiều lần thương lượng, Tân Hiệp Phát đã đồng ý đưa cho vị khách hàng này 500 triệu đồng để đổi lấy sự im lặng. Tuy nhiên, trong lúc 2 bên đang giao dịch thì bất ngờ lực lượng chức năng bắt quả tang.
Kết quả, ông Võ Văn Minh - chủ quán ăn tại Tiền Giang đã bị phạt 7 năm tù về hành vi "cưỡng đoạt tài sản".
Mặc dù với tâm thế “người bị hại” nhưng chính thương hiệu này rơi vào một cuộc khủng hoảng truyền thông. Nhiều người cho rằng,Tân Hiệp Phát đã “bẫy” người tiêu dùng, ỷ lớn bắt nạt bé và kêu gọi tẩy chay sản phẩm của công ty.
Trong thời điểm đó, lãnh đạo Tân Hiệp Phát phải thừa nhận, nếu người tiêu dùng tiếp tục quay lưng với sản phẩm thì doanh nghiệp có nguy cơ phá sản trong vài năm tới. Ttrong thông cáo phát đi ngày 17/12, ngay trước phiên toà xét xử vụ án “con ruồi 500 triệu đồng” giữa người khách hàng và phía Tân Hiệp Phát, doanh nghiệp này cho hay, sự việc này đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín thương hiệu và doanh thu của Tập đoàn, ước tính thiệt hại thực tế khoảng hơn 2,000 tỷ đồng.
Trước đó, vào năm 2009 bà Nguyễn Thị Thu Hà (Biên Hòa, Đồng Nai) phát hiện chai nước tăng lực Number One còn đậy nắp có ống hút bên trong. Đại diện Tân Hiệp Phát thừa nhận đó là những sản phẩm lỗi, nhưng khi đưa tiền bồi thường cho bà Hà thì Tân Hiệp Phát lại gọi công an đến bắt bà vì tội tống tiền. Do có đầy đủ giấy tờ nên công an đã trả tự do cho bà Hà.
Ba tháng sau đó, cơ quan điều tra phát hiện 26 tấn hương liệu chế biến nước giải khát do nước ngoài sản xuất đã hết hạn sử dụng. Hàng gắn nhãn gửi đến Công ty Tân Hiệp Phát. Tại kho hàng của Tân Hiệp Phát chi nhánh Bình Dương, cơ quan chức năng phát hiện khoảng 60 thùng hương liệu có thời hạn sử dụng ngày 3/11/2008, quá hạn 6 tháng so với ngày phát hiện.
Hay cuối năm 2010, ông Trương Ngọc Tuấn (TP.HCM) cũng phát hiện 6 chai sữa đậu nành Number One Soya đã gợn đục có lớp kết tủa màu trắng. Lô hàng này được ghi trên chai là sản xuất vào tháng 9/2010, hạn sử dụng ngày 25/6/2011.
Năm 2015, một cửa hàng tại Biên Hòa, Đồng Nai phản ánh một số chai Dr. Thanh (sản phẩm của Tân Hiệp Phát) có cặn lợn cợn, đóng váng, nước hơi lưng. Hay tại Vũng Tàu cũng ghi nhận trường hợp phát hiện trường hợp tương tự. Sau đó, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra, giám định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Link nội dung: https://pld.net.vn/be-boi-chan-dong-mot-thoi-cua-doanh-nghiep-tan-hiep-phat-a11761.html