Nợ xấu trên đà tăng, đè bẹp lợi nhuận
MSB có vốn điều lệ là 11.750 tỷ đồng, do doanh nhân Trần Anh Tuấn (Tuấn chợ) là Chủ tịch. Doanh nhân Trần Anh Tuấn cũng được biết đến là phu quân của doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch TNR,
Bà Nguyệt Hường đã từng là đại biểu quốc hội khóa XII và khóa XIII... Nhưng sau này bà không được công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV vì có vấn đề trong kê khai quốc tịch và tài sản. Và đến ngày 3/8/2016, HĐND thành phố Hà Nội cũng đã thông qua nghị quyết bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa 15 (nhiệm kỳ 2016-2021) đối với bà Nguyệt Hường.
Về quy mô vốn, MSB hiện đang ở vị trí 15/31 trong hệ thống ngân hàng TMCP của Việt Nam và thứ 17/31 về quy mô tổng tài sản. Vốn hóa của MSB trên thị trường chứng khoán là khoảng 29.000 tỉ đồng, đang đứng ở vị trí thứ 15 trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Bước sang quý 2/2010, MSB công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng, đạt 1.580 tỷ đồng, tương đương tăng 187,2% so với cùng kỳ năm 2020. Đây được đánh giá là kết quả đáng ghi nhận cho nỗ lực của tập thể MSB trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp nước ta bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19.
Mặc dù chỉ số lợi nhuận của MSB tương đối “đẹp”, nhưng vẫn chưa nói được hết về các chỉ số khác về tài chính của MSB đã an toàn, bền vững và rủi ro ?
So với cùng kỳ năm 2020, năm 2021, nợ phải trả của MSB bất ngờ tăng đều trong các quý. Qúy II/2021 đã tăng thêm thêm 13.709 tỷ đồng và hiện đã gấp 801% vốn chủ sở hữu. Trong khi vốn chủ sở hữu của MSB tăng nhẹ thêm được 4.647 tỷ đồng.
Tổng chi phí của MSB cũng tăng mạnh thêm 416,28 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, hiện ở con số trên 1.081 tỷ đồng. Trong đó chi phí cho hoạt động khác tăng 187,18 tỷ đồng, đạt 211,65 tỷ đồng,....
So với cùng kỳ năm 2020, tài sản có khác quý 2/2021 của MSB đã tăng thêm 2.713 tỷ đồng, đạt 20.665 tỷ đồng và chiếm tới 11,28 % tổng tài sản của MSB.
Theo giới chuyên gia tài chính - ngân hàng, khoản mục tài sản có khác không nên chiếm quá 5% tổng tài sản của ngân hàng. Nếu phần tài sản có khác này, tức là “tài sản chết” càng cao thì khả năng sinh lời thực tế càng thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng phải đối mặt với thách thức chất lượng tài sản bị suy yếu, do không thể khơi thông dòng vốn.
Việc MSB tiếp tục trích lập thêm 932 tỷ đồng để dự phòng rủi ro cho các tài sản có các nội băng khác, dự báo có thể trong ngắn hạn MSB sẽ có thêm nợ xấu ở khoản mục tài sản có khác này.
Nợ xấu của MSB cũng không nằm ngoại lệ, khi tăng đều ở các quý, chưa có dấu hiệu chững lại. Thống kế cho thấy: Năm 2019 MSB có hơn 1.300 tỷ đồng nợ xấu; đến quý 2/2020, nợ xấu của MSB đã tăng lên trên 1.560 tỷ đồng ( tăng thêm 260 tỷ đồng nợ xấu). Đến quý 1/2021 nợ xấu của MSB tiếp tục tăng lên 1.661 tỷ đồng (tăng thêm 101 tỷ đồng nợ xấu); đến quý 2/2021 nợ xấu của MSB bất ngờ tăng mạnh lên 1.844 tỷ đồng ( tăng 180 tỷ đồng) và hiện chiếm khoảng 16,03% vốn điều lệ.
Với 1.844 tỷ đồng nợ xấu, như vậy so với cùng năm 2020, quý 2/2021 MSB đã tăng thêm 284 tỷ đồng nợ xấu, hiện đã gấp 116,70% và đang “đè bẹp” lợi nhuận.
Cơ cấu nợ xấu của MSB đang ở nợ dưới tiêu chuẩn ở mức 289,588 tỷ đồng (giảm 103,741 tỷ đồng); nợ nghi ngờ ở mức 578,238 tỷ đồng (tăng 247,348 tỷ đồng); nợ có khả năng mất vốn ở mức 976,740 tỷ đồng (tăng 36,818 tỷ đồng) so với quý 1.2021.
So với quý 1/2021, MSB đã trích lập tăng thêm 37,24 tỷ đồng lên thành 241,2 tỷ đồng để chi phí cho dự phòng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng này còn chi thêm khoản 3.750 tỷ đồng để dự phòng rủi ro cho hoạt động mua nợ bằng ngoại tệ.
Như vậy, MSB đã chi khoảng trên 4.914 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro cho các hoạt động tín dụng. Dự báo thời gian tới nợ xấu của nhà băng này sẽ tiếp diễn biến phức tạp tăng thêm nhiều tỷ đồng nữa và sẽ tiếp tục đè nặng kết quả lợi nhuận của MSB trong thời gian tới.
Cổ phiếu đang đà lao dốc
Số liệu báo cáo cho thấy đến 30/6/2021, MSB có tổng số 5.348 nhân sự, tăng 4 nhân sự so với quý 1/2021 ( 3.342 người), nhưng lũy kế chi lương thưởng và phụ cấp cho nhân viên đã tăng bất thường thêm 109,89 tỷ đồng, lên thành 1.070 tỷ đồng. Đây có phải là minh chứng cho công tác quản trị chưa tối ưu của nhà băng này.
Về cơ cấu nợ của MSB cơ bản nằm ở khoản mục “nợ ngắn hạn” (42.450,543 tỷ đồng) và “nợ trung hạn” (23.162,022 tỷ đồng), cả 02 khoản nợ này đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Trong bản Cáo bạch niêm yết của MSB, từ năm 2015 MSB đã nhận gán nợ 38 tàu biển, tổng giá trị nhận gán nợ là 3.940 tỷ đồng (1 tàu bị chìm năm 2017, 2 tàu đã được bán vào năm 2018). Tính bình quân, mỗi tàu gán nợ có trị giá 112,6 tỷ đồng và tất cả các con tàu này đều được đóng cách đây một thập niên.
Trong đó, có hai tàu “già” nhất (một tàu đóng năm 1996, một tàu đóng năm 1998) có trọng tải hơn 24 nghìn tấn và gần 30 nghìn tấn. Trong đội tàu, có 08 tàu trọng tải từ 7.000 - 12 nghìn tấn. Còn lại, 25 tàu có trọng tải trong khoảng từ 2.000 - 5.000 tấn, đóng tại Nam Định, Hải Phòng. Chất lượng vận hành số tàu này rất kém, số tàu có chất lượng bảo đảm có thể tiếp tục vận hành được là khá ít.
So sánh cho thấy, MSB đã nhận gán nợ 38 tàu này, chủ yếu là tàu có trọng tải nhỏ, đóng tại nhà máy đóng tàu trong nước, với một mức giá rất cao.
Nguồn gốc của việc nhận nợ này xuất phát từ hai công ty cho thuê tài chính ALC I và ALC II thuộc Agribank. Một số khác đến từ các tập đoàn đã bị giải thể là Vinashin và Vinaline. Trong đó, ALC II cũng đã phá sản, ALC I hiện không có khả năng thanh trả các khoản nợ.
Trong các báo cáo tài chính công bố gần đây, MSB không làm rõ cho cổ đông và các nhà đầu tư cho thấy cách thức xử lý số nợ gán trên là như thế nào.
Nhiều chuyên gia phân tích tài chính tỏ ra quan ngại về tính hiệu quả của việc nhận gán nợ và cho thuê lại tàu của MSB.
Theo phân tích của giới chuyên gia, trong trường hợp bán được hết cả lô 34 con tàu trong thời gian tới, khả năng MSB cũng chỉ thu về khoảng 700 tỷ đồng, trong khi chỉ riêng giá trị tài sản nhận nợ đã là 3.940 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần giá trị tài sản đã nhận nợ.
Về cổ phiếu ngày 17/8, cổ phiếu MSB đóng cửa phiên đạt 31.400 đồng/cổ phiếu, đây là mức gần như đỉnh của cổ phiếu này. Sau khi lập đỉnh 10 ngày, đến nay cổ phiếu của MSB đang trên đà lao dốc, sụt giảm mạnh của thị trường và hiện thấp hơn mức đỉnh khoảng 12,1% về 28.000đồng/cổ phiếu.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc buộc phải dừng hoạt động để đảm bảo công tác phòng chống dịch, dẫn tới thu nhập của người lao động sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Nợ xấu “đè bẹp” lợi nhuận và trên đà tăng cao, giá cổ phiếu thì sụt giảm, MSB sẽ hiện thực hóa giấc mơ Top 5 Ngân hàng TMCP tại Việt Nam vào năm 2023 bằng cách nào?
Nguyễn Long
Link nội dung: https://pld.net.vn/ngan-hang-tmcp-hang-hai-viet-nam-no-xau-tren-da-tang-cao-de-bep-loi-nhuan-a3705.html