EU tăng cường các nghiên cứu về Trung Quốc

Ủy ban châu Âu (EC) đang cố gắng thúc đẩy mạng lưới nghiên cứu để thu hẹp khoảng trống trong hiểu biết của châu Âu về một trong những đối trọng lớn nhất của mình.

Dự án nghiên cứu “Ứng phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy” nằm trong chương trình nghiên cứu Horizon Europe với số tiền tài trợ 4 triệu euro để hình thành nên một mạng lưới chuyên gia mới được kỳ vọng sẽ bù đắp cho mảng nghiên cứu về Trung Quốc còn yếu, thậm chí bị lãng quên trong nhiều năm.

Dự án này quy tụ các trung tâm nghiên cứu ở Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha và Ý để giúp bù đắp tình trạng thiếu hụt nghiên cứu viên về Trung Quốc và đưa các nhà nghiên cứu có chuyên môn về Trung Quốc trở lại EU.

Dự án “Ứng phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy” quy tụ chín tổ chức tư vấn và trường đại học nổi tiếng từ bảy quốc gia thành viên EU nhằm củng cố nền tảng kiến thức của châu Âu về chính trị, xã hội và kinh tế Trung Quốc. Trong đó, mục tiêu chính là đưa ra những thông tin cần thiết để châu Âu xây dựng các quan điểm chung, các chính sách ứng phó với Trung Quốc trong các lĩnh vực khác nhau.

eu-nc-trung-quoca2-1659239529.jpeg
Nguyên Thủ tướng Đức Angela Merkel đến một trường học ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP

“Lời kêu gọi tài trợ của EU xuất phát từ một thực tế rằng có quá ít nghiên cứu về Trung Quốc đương đại ở EU”, Viện Mercator Nghiên cứu Trung Quốc ở Berlin thông báo về dự án này. Viện cũng là một thành viên tham gia dự án.

Trong nhiều năm, các nhà quản lý ở EU đã lo lắng về việc giới quản lý và chuyên môn quá thiếu hiểu biết sâu về một quốc gia mà trong hai thập kỷ đã chuyển mình thành siêu cường toàn cầu - hiện được Ủy ban châu Âu xác định là “đối trọng có hệ thống” với châu Âu.

Một báo cáo năm 2018 của Chính phủ Đức, đánh giá tình hình nghiên cứu về Trung Quốc, đã chỉ ra rằng nguồn lực được phân bổ nghiên cứu về Mỹ nhiều hơn là Trung Quốc. Matthias Stepan, đồng thời là tác giả chính của báo cáo này cho biết: “Nguồn tài trợ cho nghiên cứu và giảng dạy về Mỹ là rất lớn, còn nghiên cứu Trung Quốc thì rất ít". Ông cảnh báo, việc này có thể là điều tai hại vì Đức sẽ thiếu hiểu biết về một trong những đối tác thương mại lớn nhất của mình.

Ví dụ, vào năm 2017, Viện John F Kennedy Nghiên cứu Bắc Mỹ, có trụ sở tại Đại học Tự do Berlin, có 37 giáo sư, nhưng ngược lại, một trong những học viện Trung Quốc lớn nhất của Đức, có trụ sở tại Đại học Heidelberg, chỉ có 5 giáo sư, báo cáo cho biết.

Kể từ năm 2013, số lượng sinh viên Đức sang Trung Quốc học tập đã giảm đi do nhiều quy định ngày càng chặt chẽ hơn. Stepan cho biết, điều này đã làm giảm nguồn cung sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết về Trung Quốc trở lại châu Âu và làm việc.

Kjeld Erik Brødsgaard, giáo sư chuyên về kinh tế chính trị của Trung Quốc tại Trường Kinh doanh Copenhagen, điều phối Dự án, cho biết châu Âu có khả năng nghiên cứu Trung Quốc. Nhưng vấn đề là “những trung tâm nghiên cứu này nằm rải rác khắp châu Âu. Và chúng tôi có rất ít trung tâm nghiên cứu Trung Quốc so với số lượng Trung tâm lớn như ở Mỹ”.

Hơn nữa, các trường đại học châu Âu có xu hướng thuê các chuyên gia ngoài nghiên cứu Trung Quốc vào các viện Đông Á, thay vì thuê các học giả Trung Quốc trong các khoa kinh tế, chính trị hoặc nhân chủng học. Ngược lại, các trường đại học Mỹ thường thuê các nhà nghiên cứu Trung Quốc ở các khoa.

Nếu không có chuyên môn về Trung Quốc của riêng mình, châu Âu có nguy cơ học hỏi theo chính sách ứng xử với Trung Quốc của Mỹ. Brødsgaard nói: “Tôi không nghĩ chúng ta nên tự động học theo Mỹ trong cách đối đầu với Trung Quốc”.

Dự án mới sẽ hỗ trợ cả nghiên cứu học thuật, nhưng cũng đồng thời hỗ trợ cho cả các hoạt động như truyền thông qua podcast và hội thảo để phổ biến các kết quả nghiên cứu về Trung Quốc.

Dự án ReConnect China, một dự án khác do Đại học Ghent điều phối, cũng giành được tài trợ từ cuộc gọi vốn tương tự của Horizon Europe.

Tuy nhiên, việc thắt chặt kiểm soát tự do báo chí, và kiểm soát dịch bệnh vào Trung Quốc đang cản trở nhiều nhà nghiên cứu đến Trung Quốc. Kể từ năm 2020 tới nay, rất ít nhà nghiên cứu có thể tới Trung Quốc và khó có thể hiểu được điều gì đang xảy ra trong cấu trúc xã hội Trung Quốc.

Một báo cáo mới đã cảnh báo rằng các trường đại học phương Tây cần phải chuẩn bị cho một “cú sốc địa chính trị” mới có thể phá vỡ các mối liên kết nghiên cứu sâu rộng với Trung Quốc. Việc xa rời, hạn chế chia sẻ hay cô lập với nghiên cứu khoa học Trung Quốc sẽ dẫn tới xung đột.

Tuy nhiên, các nhà quản lý thì vẫn lo ngại mối lo bảo mật các kết quả nghiên cứu khỏi nguy cơ bị đánh cắp. Ngày 6/7, người đứng đầu Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ và MI5 của Vương quốc Anh đã cảnh báo một các học giả và lãnh đạo doanh nghiệp ở London rằng họ có nguy cơ bị đối tác Trung Quốc lợi dụng nghiên cứu và công nghệ của họ, có khả năng sẽ bị trộm cắp hoặc trao đổi bất bình đẳng.

Họ cho biết các nghiên cứu về công nghệ đột phá, AI rất được các đối tác Trung Quốc quan tâm và đưa ra ví dụ về một nhà khoa học chính trị đã nghỉ hưu ở Đức chuyển thông tin tình báo cho gián điệp Trung Quốc, và một nhà khoa học hàng hải NATO ở Estonia bị kết tội chuyển giao thông tin tình báo cho đối tác Trung Quốc.

Những thông tin trên gây thêm áp lực lên các trường đại học châu Âu trong việc xem xét kỹ lưỡng hơn các mối liên kết nghiên cứu với Trung Quốc, đặc biệt là trong các lĩnh vực nghiên cứu nhạy cảm.

Một cuộc đánh giá hồi tháng trước đã phát hiện ra rằng các học giả tại các trường đại học châu Âu đã là tác giả của hàng nghìn bài báo chung với các trường đại học quân sự Trung Quốc. Mà các nhà đánh giá cho rằng các nghiên cứu này sẽ giúp Bắc Kinh xây dựng lợi thế công nghệ về vũ khí.

Reinhard Bütikofer, một nhà phân tích các chính sách của Bắc Kinh, cho biết những thông tin như thế này sẽ góp phần khiến các bên thận trọng hơn trong việc hợp tác với Trung Quốc. Ông nhận định, EU và các quốc gia thành viên ngày càng nhận thức được những vấn đề này.

Katja Becker, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu Đức DFG, cho biết các trường đại học và các nhà nghiên cứu phải “làm tốt hơn nữa” việc xử lý “mâu thuẫn cơ bản” giữa một bên là tham gia vào nghiên cứu Trung Quốc và một bên cẩn trọng trong việc đối tác Trung Quốc cũng theo đuổi lợi ích quốc gia của mình. “Tuy nhiên, chúng tôi hiện không thấy có lý do gì để áp đặt các hạn chế cơ bản đối với các hoạt động hợp tác của chúng tôi với Trung Quốc, chứ chưa nói đến việc ngăn chặn chúng”, Katja nói.

Bảo Như tổng hợp

Nguồn: Sciencebusiness.net

Bảo Như tổng hợp

Link nội dung: https://pld.net.vn/eu-tang-cuong-cac-nghien-cuu-ve-trung-quoc-a4627.html