Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân là chủ đề được nhấn mạnh trong ngày Sức khỏe Thế giới năm nay.
Tỷ lệ rối loạn lo âu và trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25%Theo một bản tóm tắt khoa học do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố hôm 2/3/2022, trong năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, tỷ lệ lo âu và trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25%.
Lo ngại về khả năng gia tăng các tình trạng sức khỏe tinh thần đã khiến 90% các quốc gia được khảo sát đưa hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội vào kế hoạch ứng phó với COVID-19 của họ, nhưng vẫn còn những khoảng trống và lo ngại lớn.
Theo tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, cho biết: “Thông tin chúng tôi có được về tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tinh thần trên toàn cầu chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Đây là một lời cảnh tỉnh cho tất cả các quốc gia hãy quan tâm hơn đến sức khỏe tâm thần và làm tốt hơn nữa việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần của người dân".
Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng căng thẳng do đại dịch bắt nguồn từ việc giãn cách xã hội bị cô lập, hạn chế tham gia hoạt động cộng đồng, tự kỉ. Nhiều người đã ảm ảnh bởi sự cô đơn, sợ lây nhiễm, sợ phải trải qua cái chết của bản thân, người thân. Đặc biệt là do sức khoẻ giảm sút, lo lắng về tài chính dẫn đến trầm cảm, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến tự tử.
Các quốc gia Thành viên của WHO báo cáo rằng đại dịch đã hạn chế, gián đoạn trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tinh thần. Nhưng vào cuối năm 2021, tình hình đã phần nào được cải thiện nhưng tới nay vẫn còn quá nhiều người không thể nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ cần thiết đối với các tình trạng sức khỏe tinh thần.
Chẳng những thế họ không thể tiếp cận dịch vụ trực tiếp, nhiều người đã tìm kiếm sự hỗ trợ trực tuyến, báo hiệu nhu cầu cấp thiết về việc cung cấp các công cụ kỹ thuật số đáng tin cậy, hiệu quả và dễ dàng tiếp cận.
Hành động vì sức khoẻ tinh thần
Kể từ những ngày đầu của đại dịch, WHO đã phối hợp với các quốc gia để phát triển, phổ biến, giúp đỡ các đối tượng khác nhau đối phó với các tác động khỏe tinh thần của COVID-19.
Đồng thời, WHO đã làm việc với các đối tác, bao gồm các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, để dẫn dắt một chương trình sức khỏe tâm thần liên ngành và hồi đáp tâm lý xã hội đối với COVID-19. Xuyên suốt đại dịch, WHO cũng đã thúc đẩy sự kết hợp giữa hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trong tất cả các khía cạnh của ứng phó toàn cầu.
Hơn nữa, tại Đại hội đồng Y tế Thế giới năm ngoái, các quốc gia đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển và tăng cường các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội như một phần của việc tăng cường khả năng sẵn sàng, ứng phó và khả năng chống chịu với COVID-19 và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trong tương lai. Và đã thông qua Kế hoạch Hành động Toàn diện về Sức khỏe Tâm thần 2013-2030, bao gồm một chỉ số về sự chuẩn bị sẵn sàng cho sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý xã hội trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Tại Việt Nam việc cần làm trước tiên là phục hồi sức khoẻ người dân sau đại dịch Covid- 19, sau đó củng cố toàn diện hệ thống y tế để sẵn sàng đương đầu trong tương lai. Bên cạnh đó, trong thời gian tới phải thay đổi để tăng cường tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống Y tế.
Từ năm 2021 Bộ Y tế đã triển khai 11 nhiệm vụ, hoạt động trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn từ 2021- 2025 trên tất cả các ngành y tế. Trong đó, có việc xây dựng chính sách pháp luật; phòng, chống dịch Covid- 19 cùng các dịch bệnh khác; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác y tế; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; đổi mới phong cách phục vụ bệnh nhân và bảo hiểm y tế toàn dân…
Với việc triển khai đồng bộ các hoạt động bảo vệ sức khoẻ và chú trọng thực hiện thông điệp 5K để phòng, chống dịch trong tình hình mới. Từ đó sẽ nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe để mỗi người dân và cộng đồng chủ động phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch, bệnh khác, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe nhân dân.
Như vậy trong đại dịch cần quan tâm và lo lắng về sức khỏe tinh thần và các quốc gia phải hành động khẩn cấp để đảm bảo rằng hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho tất cả mọi người./.
Link nội dung: https://pld.net.vn/cham-soc-suc-khoe-tinh-than-hau-covid-19-a6540.html