Di sản gây tranh cãi của “nhà quản lý xuất sắc nhất thế kỷ 20”

Từng được mệnh danh là nhà quản lý xuất sắc nhất thế kỷ 20, cái tên Jack Welch, cựu giám đốc điều hành của General Electric đang gắn với nhiều vấn đề sai trái của doanh nghiệp trong thế kỷ 21.

welch-september-1981-ge-monogram-scaled-enternews-1654092994-1654491316.jpg
Jack Welch từng được mệnh danh là nhà quản lý xuất sắc nhất thế kỷ 20

Welch nghỉ hưu vào năm 2001 và qua đời vào năm 2020, nhưng phong cách lãnh đạo của ông vẫn tồn tại ở một số công ty lớn nhất ở Hoa Kỳ, phóng viên kinh doanh David Gelles của New York Times giải thích trong cuốn sách có tên “Người phá vỡ chủ nghĩa tư bản” vừa phát hành.

Di sản của Welch xuất hiện ở khắp mọi nơi trong văn hóa doanh nghiệp, từ sự tôn thờ danh tiếng của CEO đến các gói trả lương cao ngất ngưởng cho đến sự tập trung không ngừng vào cổ đông và mua lại cổ phiếu đánh đổi bằng chi phí đổi mới lâu dài và hạnh phúc của người lao động.

Theo Gelles: “Jack đã làm lu mờ những mặt sai trái của chủ nghĩa tư bản trong 50 năm qua.” Giảm quy mô và thuê ngoài là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Welch, nổi tiếng với việc sa thải hơn 250.000 nhân viên trong nhiệm kỳ kéo dài hai thập kỷ của mình.

“Trước Welch, nhân viên được coi là tài sản lớn nhất của công ty,” Gelles viết. Chính sách xếp hạng của ông, trong đó nói rằng 10% nhân viên kém hiệu suất sẽ bị sa thải hàng năm, đã thiết lập một nền văn hóa khắc nghiệt được rất nhiều công ty mô phỏng, nổi tiếng nhất là Microsoft.

Việc Welch tập trung vào giá cổ phiếu của GE cho thấy ông luôn cố gắng đảm bảo công ty đạt được các mục tiêu của mình, do đó ông rất được lòng các nhà đầu tư. Những người bảo trợ ông đã tiếp tục điều hành nhiều công ty trong danh sách Fortune 500, bao gồm Albertson’s, Home Depot, Honeywell và Chrysler – họ cố gắng thiết lập văn hoá làm việc giống như Welch nhưng không thành công về mặt tài chính.

c1-3549814-enternews-1654093092-1654491344.jpg
Boeing đã chuyển văn hóa từ một nơi đề cao kỹ thuật sang tập trung vào lợi nhuận

Một trong những mối liên hệ tai hại hơn mà Gelles đề cập trong cuốn sách của mình là từ Welch đến Boeing. Kể từ năm 1997, hãng hàng không này được điều hành bởi ba người bảo trợ Welch, những người đã cố tình chuyển văn hóa của công ty từ một nền văn hóa đề cao kỹ thuật sang một nền tảng tập trung vào lợi nhuận cuối cùng.

Sự thay đổi đó cuối cùng làm hại công ty, theo Gelles, dẫn đến hai vụ tai nạn máy bay chết người vào năm 2019 trên chiếc 737 Max, khiến 346 người thiệt mạng.

Năm ngoái, Boeing đã đồng ý trả hơn 2,5 tỷ USD để giải quyết các cáo buộc gian lận hình sự liên quan đến chiếc Max. Một quan chức Bộ Tư pháp cho biết vào thời điểm đó: “Các nhân viên của Boeing đã chọn con đường tập trung lợi nhuận.”

Về các quan điểm của Gelles, những người bảo vệ Welch nói rằng ông đã xoay chuyển một “thể chế cồng kềnh” để nó trở nên tinh gọn và có lãi. Thực tế, không thể phủ nhận những gì Gelles đã làm để định hình bức tranh kinh doanh của thế giới, song cần phải hiểu một trong những viên gạch cơ bản nhất của Welce – cho rằng công ty nợ nhân viên của mình rất ít – dường như đang gây nên nhiều tranh cãi hơn trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt lao động đang đẩy lương và phúc lợi lên cao. Chúng ta vẫn chưa rõ liệu thế giới kinh doanh có trở lại hiện trạng cũ hay không.

Dù thế nào, di sản của Welch đã đóng góp vào thất bại của General Electric, một gã khổng lồ đại diện cho chủ nghĩa công nghiệp Mỹ. Sự kết hợp của những vụ bê bối, những thương vụ khủng khiếp và cuộc khủng hoảng tài chính đã đẩy công ty vào đường mòn. Chẳng bao lâu nữa, cái tên GE sẽ không còn tồn tại khi ban lãnh đạo hiện có kế hoạch chia công ty thành ba phần.

Quân Bảo

Link nội dung: https://pld.net.vn/di-san-gay-tranh-cai-cua-nha-quan-ly-xuat-sac-nhat-the-ky-20-a6788.html