Diễn biến chung của thị trường
Nhìn chung thị trường bất động sản cuối năm 2022 đang gặp rất nhiều những khó khăn. Nhất là trong bối cảnh thị trường hiện nay, lạm phát hiện đang phủ bóng nền kinh tế, khiến cho toàn bộ dòng tiền đang có dấu hiệu chậm lại, tính thanh khoản trên thị trường bất động sản giảm đi rõ rệt.
Cùng với đó chính sách siết tín dụng và hạn chế nguồn cung lại làm cho giá nhà đất được đội lên đáng kể, vượt quá sức mua của phần lớn các cư dân. Các kênh huy động vốn thiếu và yếu khiến cho nhà đầu tư dần mất đi niềm tin dẫn đến giao dịch bị chững lại.
Dự báo đến cuối năm 2022, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng cho dòng tiền nghỉ ngơi và trở nên e dè, thận trọng hơn do câu chuyện thắt chặt tín dụng. Tuy nhiên giá nhà vẫn sẽ tăng do chịu áp lực từ: Lạm phát, nhu cầu nhà ở tăng cao, nguồn cung thấp,... Khiến cho chi phí tăng vọt lên rất nhiều.
Bất động sản Bình Dương “vùng trũng” của dòng chảy đầu tư
Đứng trước những diễn biến phức tạp của thị trường, tỉnh Bình Dương nổi lên như một điểm sáng quan trọng được xem là vùng trũng của dòng chảy đầu tư với hàng loạt những hạng mục lớn được chú trọng phát triển để tạo đà cho bất động sản nơi đây cất cánh.
Giai đoạn từ nay cho đến năm 2025, tỉnh Bình Dương ra sức phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa và xây dựng một thành phố thông minh.
Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch được đồng loạt nâng cấp như: Quốc Lộ 13, Quốc lộ 14, đường tạo lực Tân Uyên - Phú Giáo - Đồng Xoài, đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Đường ĐT 741, ĐT 744, ĐT 743, Vành Đai 3, Vành Đai 4,... Nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông giúp kết nối liên tỉnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơi đây.
Trong những năm gần đây, Bình Dương dần khẳng định vị thế khi vươn lên để trở thành một trong số những trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước.
Chỉ trong thời gian 6 tháng đầu năm đã thu hút được hơn 2.5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng đến 99% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính lũy kế, toàn tỉnh Bình Dương đã có hơn 4.000 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng đứng thứ 2 cả nước chỉ sau TP.HCM.
Đặc biệt, tỉnh Bình Dương còn được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp” khi nơi đây sở hữu đến 48 cụm công nghiệp với tổng diện tích chiếm khoảng 12.000ha. Tỷ lệ chiếm khoảng ¼ diện tích công nghiệp toàn miền Nam và 13% trên của nước.
Hơn nữa, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp cũng rất cao lên đến 90% và thu hút được đông đảo những kỹ sư, chuyên gia đến đây làm việc. Từ đó, nhu cầu về nhà ở cũng dần được tăng cao.
Với sự phát triển toàn diện của tỉnh Bình Dương trong thời điểm hiện tại, bất động sản được đánh giá chính là lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất. Nếu đất nền chính là phân khúc dẫn dắt thị trường thì trong vài năm trở lại đây phân khúc căn hộ lại có cơ hội phát triển vượt bậc khi nhu cầu nhà ở tăng nhanh đột biến.
Theo số liệu thống kê từ Savills Việt Nam vào năm 2021 thì nguồn cung căn hộ sơ cấp của tỉnh Bình Dương đã vượt qua TP.HCM đến 5% và số lượng giao dịch cũng nhiều hơn đến 42%.
Trong số đó, thành phố Thuận An được xem là khu vực sôi động nhất với hàng loạt những dự án căn hộ từ bình dân đến cao cấp.
Theo thống kê, trong hơn 30.000 chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Bình Dương thì đã có đến 50% tại TP. Thuận An và con số này vẫn ngày càng tăng nhanh khi dòng vốn FDI đổ vào đây đang cực kỳ cao. Tiềm năng thị trường căn hộ đang thu hút được rất nhiều ông lớn bất động sản đổ dồn về đây để tìm quỹ đất phát triển dự án.
Link nội dung: https://pld.net.vn/bat-dong-san-binh-duong-don-song-dau-tu-cuoi-nam-2022-a7951.html