Miền Tây có thêm cảng biển nước sâu cấp quốc gia
Theo Quy hoạch của Chính Phủ, cảng Trần Đề có tổng diện tích khoảng 4.960 hecta, có cầu vượt biển dài 18km và 15 cầu cảng, khả năng tiếp nhận tàu đến 160.000 tấn, công suất dự kiến khoảng 150 triệu tấn/năm. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề đến năm 2030 ước tính khoảng 55.700 tỷ đồng, giai đoạn sau năm 2030 khoảng 146.300 tỷ đồng.
Với khu hậu cần cảng với diện tích khoảng 4.000 ha, các khu công nghiệp sau cảng tại cửa Mỹ Thanh 4.000 ha, cảng Trần Đề sẽ thu hút hàng xuất nhập khẩu trực tiếp từ các cảng thuộc vùng sông Hậu và bán đảo Cà Mau, với khoảng 10 - 11,2 triệu tấn/năm, hàng container từ Campuchia thông qua khoảng 529.000 TEUs/năm.
Theo Bộ trưởng bộ GTVT, nếu đảm bảo tiến độ, ĐBSCL sẽ có hơn 400km cao tốc từ TPHCM về Cần Thơ, từ Cần Thơ đi Cà Mau; 188km cao tốc từ An Giang đến Cần Thơ qua Hậu Giang để đến Sóc Trăng được hoàn thành trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Khi hệ thống đường cao tốc kết nối với cảng Trần Đề, cùng với sân bay quốc tế Cần Thơ, ĐBSCL sẽ là điểm đến thuận lợi, thu hút đầu tư mạnh mẽ, đạt hiệu quả cao, có đủ tiềm năng và điều kiện để phát triển đột phá, Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh.
Theo quy hoạch của Chính Phủ, cảng Trần Đề khi đi vào hoạt động mang ý nghĩa quan trọng nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành cảng biển trung chuyển quốc tế đủ sức cạnh tranh với Singapore, Thượng Hải, mở cánh cửa ra thế giới cho toàn vùng, đưa nền kinh tế ĐBSCL thật sự cất cánh.
BĐS miền Tây tăng chóng mặt sau thông tin về cảng biển Trần Đề
Trước thông tin cảng biển nước sâu Trần Đề, địa phương được hưởng lợi nhiều nhất chính là các khu vực phụ cận cảng tại Sóc Trăng.
Giá BĐS trên các trục đường 934B, QL91, ĐT8 nối với cảng Trần Đề tăng đột biến trong mấy tháng đầu năm 2022. Đơn cử, đất ruộng được bán theo mét ngang cho giá trung bình là 350 triệu đồng/m. Theo đó, với lô khoảng 4-5m ngang, dài 40m sẽ có giá tầm 1,4 – 1,65 tỷ đồng chưa bao gồm chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng. Trước đó, đất ruộng tại khu vực này giao dịch không mấy sôi động và ở vào khoảng 200-300 triệu đồng/công (1000m2).
Sức ảnh hưởng của dựa án này chưa dừng lại ở đó. Là điểm mốc quan trọng hàng đầu của hệ thống logistic ĐBSCL, sự xuất hiện cảng biển Trần Đề khiến BĐS tại Hậu Giang cũng tăng trưởng theo, nhất là các khu vực có tuyến cao tốc và tuyến đường thủy nối Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng. Rút ngắn thời gian đi từ cảng về Hậu Giang chỉ còn trong 1 tiếng đồng hồ. Hậu Giang còn có 2 tuyến cao tốc khác đi qua Cần Thơ – Cà Mau, Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu. Giá BĐS Hậu Giang theo ghi nhận ở hiện tại đã tăng theo chiều thẳng đứng.
Tại Hậu Giang, có những khu vực tăng hơn từ 2 đến 3 lần với phân khúc đất ruộng, đất nuôi tôm… hiện đang rao bán ở mức 258 – 320 triệu đồng mỗi mét ngang thay vì tính theo công như trước đây. Tại các khu đô thị như Vị Thanh, Ngã Bảy giá bán theo m2 cũng tăng cao. Cụ thể, mức giá hiện tại trên thị trường thứ cấp ở vào mức 17-24 triệu/m2. So với quý 4/2020 có mức 10 triệu/m2 đã tăng 70%-120%, tăng 60% so với quý 4/2021.
“Tuy tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng nhìn chung mức giá giao dịch hiện tại của BĐS Hậu Giang vẫn còn khá mềm. Nếu đầu tư sớm ngay từ bây giờ sẽ thu được lợi nhuận cao từ dư địa tăng giá vô cùng lớn của tỉnh này. Nói thêm rằng, nhưng sản phẩm BĐS được quy hoạch bài bản sẽ luôn có tiềm năng tăng giá cao hơn nhiều so với mua nhỏ lẻ từ người dân”, ông Phan Hoài Nam – Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường một doanh nghiệp BĐS tại TPHCM cho hay.
Theo ghi nhận, mức quan tâm dành cho BĐS Hậu Giang vẫn không ngừng tăng trong 1-2 tháng trở lại đây. Nhất là phân khúc đất nền dự án luôn được săn đón trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, lượng cung BĐS đất nền dự án thực sự bài bản ở hiện tại của tỉnh vẫn còn khá ít do mới được quan tâm phát triển gần đây. Một số dự án điển hình: The Venice City tại TP. Vị Thanh, Hậu Giang (dự kiến 14,5 triệu/m2), Thanh Niên Mekong City tại Châu Thành, Long Thạnh Centrel Point (Phụng Hiệp).
Link nội dung: https://pld.net.vn/gia-dat-mien-tay-tang-phi-ma-sau-thong-tin-du-an-cang-tran-de-a8222.html