Một buổi họp zoom của cái gọi là sàn chứng khoán Stonance đang thịnh hành hiện nay. Mới đi vào hoạt động khoảng tháng nay nhưng app đã thu hút hàng nghìn người tham gia. Vẫn chiêu trò đánh vào lòng tham lợi nhuận cao gấp 30 lần trong ngày, giao dịch siêu ngắn hạn T+0.
Tinh vi hơn, app mới này được thiết kế giao diện giả mạo các sàn chứng khoán trong nước. Sử dụng những đường link của các báo chính thống. Những bài phân tích chứng khoán của các chuyên gia
Theo tìm hiểu của phóng viên, những app tương tự trước đó như StocX, Appe, Trading FT, V-Gate, Bitder Trade...sau một thời gian hoạt động, đã thu hút hàng nghìn người tham gia với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng thì hiện đã dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng khiến người tham gia chưa rút được tiền.
Theo luật sư, những app này đều chưa được cấp phép tại Việt Nam, có dấu hiệu hoạt động trái pháp luật. App cũ dừng, app mới lại mọc lên. “Bình mới rượu cũ” tên gọi khác nhau, nôi dung bên trong giống nhau. Nghi vấn phía sau do cùng một nhóm tự tạo ra và thực hiện chiêu trò “ve sầu thoát xác” để lấn tránh cơ quan điều tra
Trong giai đoạn gần đây, không những các app có sự chuyển hóa liên tục với các dạng thay tên, co cụm một app mẹ và nhiều app con. Thì một số app còn xóa khỏi ứng dụng để hoạt động trên Web…Những app giả mạo sàn chứng khoán nội địa vưa là chiêu trò mới, vừa bắt theo xu hướng người dân ngày càng quan tâm đến chứng khoán trong nước
Nhiều người đã có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán trên các sàn chính thống, đã nắm được những điểm bất thường nhưng vẫn rơi vào kịch bản “vì lợi nhuận”; Tiền đầu thì chẳng thấy, nguy cơ “thiệt đơn đến thiết kép” khi nhiều người nguy cơ mất tiền những vẫn nộp thêm tiền.
Truyền hình Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin tới qúy vị trong các bản tin tiếp theo.
Duy Hoàn - Công Kiên - Minh Quốc
Link nội dung: https://pld.net.vn/thien-bien-van-hoa-cua-cac-app-keu-goi-dau-tu-chung-khoan-khong-chinh-thong-a9625.html