Cần sớm có khung pháp lý về tài sản số

Hà Dung

21/06/2022 09:44

Theo dõi trên

Nhằm thúc đẩy ứng dụng những công nghệ mới và ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư tài chính kỹ thuật số, việc sớm ban hành khung pháp lý về tài sản mã hóa và ứng dụng Blockchain tại Việt Nam là rất cần thiết.

Đây cũng là nội dung chính của buổi tọa đàm “Khung pháp lý về tài sản mã hóa và Ứng dụng Blockchain tại Việt Nam” do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Khoa học và Công nghệ (STDC) cùng với Học viện Ngân hàng và SCity Metaverse phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức vào chiều 19/6/2022, tại Hà Nội.

Chương trình nhằmtìm hiểu về khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, theo các nhiệm vụ đặt ra Quyết định 1255 ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, các chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ cùng văn bản có liên quan; Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài sản mã hóa và Ứng dụng công nghệ Blockchain vào nền kinh tế số hiện nay.

anh-1-1655777267-1655779194.jpg

Tại buổi tọa đàm đã quy tụ được rất nhiều đại biểu tham gia, không chỉ các chuyên gia, học giả đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà quản lý tới từ các bộ, ngành, như: Ngân hàng Nhà Nước, Bộ Tư Pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông mà còn có nhiều ý kiến đóng góp quý báu của Hiệp hội Blockchain tại Việt Nam; các chuyên gia quốc tế đến từ Dubai, doanh nghiệp SCity Metaverse và các nước phát triển về lĩnh vực Blockchain cũng đưa ra những đặc tính về công nghệ blockchain trong việc chuyển dịch kinh tế số hiện nay.  

anh-2-1655777260-1655779059.jpg

Theo Tiến sĩ Bùi Tín Nghị - Nguyên Bí thư Đảng ủy, Nguyên Giám đốc Học viện Ngân hàng: Thế giới ngày nay đang ở trong giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, nhiều hình thức giao dịch mới, phương thức thanh toán mới, các loại tài sản mới… Một trong những sáng tạo nổi bật của cuộc cách mạng này là sự ra đời của công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và tiền ảo (hay còn gọi là tiền mã hóa – crypto currency).

Trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain), với thời gian thực hiện là năm 2021 - 2023.Với các công nghệ mang tính đột phá, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mới, trong đó có vấn đề tiền mã hóa. Nhằm đưa ra các đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu điều chỉnh của pháp luật nước ta về các vấn đề ở trên và có đề xuất một số kiến nghị mang tính định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật cho phù hợp. Vì vậy việc tổ chức tọa đàm “Khung pháp lý về tài sản mã hóa và Ứng dụng Blockchain tại Việt Nam” là rất cần thiết, góp phần xây dựng khung pháp lý phù hợp với tình hình thực tết Việt nam trong thời điểm hội nhập để phát triển.

anh-3-1655777246-1655779059.jpg

Ông Hero Vũ, CEO của Welups Blockchain đến từ Dubai cho rằng: Việt Nam nên sớm ban hành khung pháp lý dành cho vấn đề Tiền sô và tài sản số bởi Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư và đặc biệt là quốc gia có tài nguyên nhân sự và nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng được xu thế phát triển của Blockchain nói chung và tiền điện tử nói riêng. Do chưa có khung pháp lý rõ ràng nên các quỹ đầu tư vẫn đang ngần ngại đầu tư vào các doanh nghiệp startup của Việt Nam trong ngành này. Điều này vô hình chung mang lại rất nhiều thiệt thòi cho doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp ở những nước như Singapore, Nhật và Hàn Quốc, hay UAE… trong cùng ngành. Vì vậy Việt Nam càng sớm hoàn thiện và ban hành luật về tài sản số càng tốt cho cả doanh nghiệp và tốt cho cả đất nước. Khi có luật thì các doanh nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam không phải ra nước ngoài kinh doanh hay là việc cho các công ty nước khác. Tuy nhiên, việc đưa ra được khung pháp lý cho tiền điện tử, tiền mã hóa không phải là việc đơn giản, một sớm một chiều mà cần tiến hành nhiều nghiên cứu cũng như thử nghiệm phối hợp từ cơ quan Chính phủ đến những doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Để góp phần vào xây dựng sự tiến bộ của đất nước,giúp các bạn thanh niên – sinh viên Việt Nam nắm bắt và tìm hiểu sâu sắc về lĩnh vực này chúng tôi sẽ đầu tư kinh phí giúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng cho các bạn sinh viên các trường Đại học muốn tìm hiểu, trang bị kiến thức cũng như cách thức tiếp cận kinh doanh.

anh-4-1655777232-1655779059.jpg

Tiến sĩ Luật Trần Việt Anh (Victor Trần), Thành viên Uỷ ban Pháp lý Chính sách Hiệp Hội Blockchain Việt Nam. Giám đốc công ty VLEC (Vietnam Legal & Economic Career): Việt Nam đãcó nhiều chính sách cởi mở về vấn đề hội nhập và phát triển, tuy nhiên nhiều văn bản vẫn lạc hậu và chưa cập nhật đến tài sản và tiền mã hóa. Khi chưa có pháp luật cụ thể thì khó khăn cho các đơn vị thi hành pháp luật vì vậy bên cạnh việc ban hành luật mới dành riêng cho giao dịch tài sản số thì Việt Nam phải tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ thuộc các ban ngành, cơ quan doanh nghiệp, giúp họ có cơ hội tiếp cận và hiểu về kiếng thức mới, công nghệ mới trong cuộc sống số, trong đó cung cấp nhiều về giao dịch tài sản số. Song song với trang bị kiến thức thì cũng cần đầu tư về cơ sở vật chất để các công dân có cơ hội thực hành.

anh-5-1655777224-1655779059.jpg

Thạc sĩ Nguyễn Kim Anh – Giảng viên Khoa Luật, Học viện Ngân Hàng cho rằng: Tiền ảo – Tiền điện tử - Tiền kỹ thuật số - Tiền mã hóa đã được nhiều nước công nhận và đưa vào lưu hành nhiều năm qua. Ở Việt Nam cũng đã có nhưng chưa nhiều vì nhiều Starup của Việt Nam chưa dám mạo hiểm khi mà khung pháp lý chưa được ban hành cụ thể. Vì vậy rất cần có sự công nhận của chính phủ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, đồng thời không bị chảy màu chất xám trong giới trẻ khi mà họ phải ra nước ngoài để có môi trường kinh doanh. Đây là một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Vì vậy Chính phủ nên công nhận đây là một loại tài sản. 

anh-6-1655777214-1655779059.jpg

Bà Nhữ Thu Huyền - Giám đốc Marketing của nền tảng SCity Metaverse cho rằng: Rất cần có một khung pháp lý về vấn đề tiền số và tài sản số, rất mong Chính phủ sớm ban hành luật vê Tiền ảo, tài sản ảo vì nền kinh tế Việt Nam đã du nhập cùng nên kinh tết thế giới nên vấn đề tiền ảo, tài sản ảo đã và đang đi vào cuộc sống nhưng vì chưa có khung pháp lý nên các doanh nghiệp chưa dám mạnh dạn đầu tư, khiến thị trường kinh doanh này của Việt Nam đang yếu hơn so với thế giới và khu vực.

anh-7-1655777207-1655779059.jpg

Ông Vũ Minh Lý, Trưởng Ban tổ chức chương trình phát biểu: Sau Tọa đàm, Ban tổ chức sẽ tập hợp các bài tham luận và trình bày, tổng hợp các ý kiến trao đổi của các chuyên gia, nhà quản lý, các doanh nghiệp và đại biểu tham dự về các đề xuất xây dựng khung pháp lý về tài sản mã hóa và Ứng dụng Blockchain tại Việt Nam gửi tới các cơ quan chức năng có liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý quản lý và xử lý tiền điện tử, tiền ảo, tài sản mã hóa và Ứng dụng Blockchain trong chuyển dịch sang nền kinh tế số.

Bạn đang đọc bài viết "Cần sớm có khung pháp lý về tài sản số" tại chuyên mục Kinh tế. Thông tin chi tiết xin liên hệ số hotline: 0971.008.956 hoặc gửi email về địa chỉ: bbtpld@gmail.com