Môi trường
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát hoạt động khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp
Ông Nguyễn Mạnh Đại Lân - Trưởng phòng khoáng sản Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Trong thời gian chờ đợi ý kiến hướng dẫn một số vướng mắc của Bộ TN&MT về quản lý khoáng sản đất làm vật liệu san lấp (VLSL), Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý giám sát hoạt động khai thác mỏ đất làm VLSL của chủ mỏ theo quy định. Trên cơ sở đó, đề xuất UBND tỉnh có quyết định xử phạt hành chính, tạm đình chỉ hoạt động tại mỏ nhiều doanh nghiệp (DN) vi phạm.
Rà soát, xử lý những dự án chậm triển khai
Đây là chỉ đạo mới nhất của UBND thành phố Hà Nội tại Văn bản số 3388/UBND-ĐT về thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành rà soát, lập hồ sơ xử lý đối với các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai năm 2013.
Quảng Nam: Khởi tố hình sự vụ phá rừng ở Bắc Trà My
Hạt Kiểm lâm Bắc Trà My đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan vụ phá rừng phòng hộ xảy ra trên địa bàn xã Trà Bui (Bắc Trà My, Quảng Nam).
Xả thải ra môi trường Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam bị phạt 640 triệu đồng
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với một doanh nghiệp số tiền 640 triệu đồng vì xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép.
Vụ cá chết trong KCN: Xử phạt C.P Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế hơn 600 triệu đồng
Do có sai phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Đông lạnh Thừa Thiên Huế đã bị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt hơn 600 triệu đồng.
Đề án Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt
Giai đoạn 2021 – 2030, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ trồng mới 20.000 ha rừng, gồm 9.800 ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển (rừng ngập mặn) và 10.200 ha rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay (trên lập địa đất, cát).
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Việt Nam đang tiến tới mô hình kinh tế xanh
Tại diễn đàn Bộ trưởng và Nhà chức trách Môi trường châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 4, diễn ra sáng 7/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định Việt Nam lựa chọn cách tiếp cận phát triển bền vững và đang tích cực tiếp cận theo hướng chuyển đổi mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.
Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD mỗi năm vì không tái chế rác thải nhựa
Chỉ khoảng một phần ba rác thải nhựa ở Việt Nam được tái chế, khiến nền kinh tế lãng phí từ 2,2 tỷ đến 2,9 tỷ USD mỗi năm.
Phối hợp hiệu quả để tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về khoáng sản lần thứ 8
Chiều 4/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên có buổi làm việc với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về các nội dung chuẩn bị tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về khoáng sản lần thứ 8 (AMMin 8), Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản (ASOMM) lần thứ 21 và Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN+3 về khoáng sản (ASOMM+3) lần thứ 14.
Đắk Nông: Một doanh nghiệp có dấu hiệu khai thác đá cây trái phép
Mặc dù chỉ được cấp phép khai thác đá xây dựng thông thường nhưng Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Kim Lan (có trụ sở chính đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) vẫn dùng xe đào khai thác đá bazan dạng cây tại mỏ đá thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông.
Thanh Hoá: Đổi mới, hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai
Sau 9 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, Thanh Hóa đã có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt, những quy định trong giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư đã góp phần phòng, chống nhiều tiêu cực, tham nhũng.
Infographic: Lạng Sơn vận động đồng bào DTTS trồng rừng ứng phó với BĐKH
Những năm qua, Lạng Sơn chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là tại các địa bàn vùng núi, vùng đồng bào dân tộc. Để giúp đồng bào chủ động ứng phó, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã vận động, hướng dẫn người dân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc, giảm xói mòn, chống sạt lở và bảo vệ nguồn nước. Đồng thời, cũng tạo sinh kế cho các hộ gia đình, nâng cao đời sống của đồng bào.
Xử phạt gần 200 triệu đồng đối với cát tặc ‘’móc ruột” lòng sông ở Phú Thọ
Xuất phát từ lợi nhuận "khủng" từ cát, sỏi nên dù liên tục bị lực lượng chức năng quây bắt, nhưng lòng sông Hồng ở Phú Thọ vẫn phải oằn mình trước sự "oanh tạc’’ của "cát tặc".