
Theo đó, toàn thành phố sẽ sáp nhập từ 526 xã, phường, thị trấn xuống còn 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 50 xã và 76 phường.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, phương án này được xây dựng trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Trung ương và nhận được sự đồng thuận rất cao từ cơ sở. Kết quả lấy ý kiến cho thấy: 97,36% cử tri đại diện hộ gia đình đồng ý với phương án sắp xếp; 96,28% đồng ý với tên gọi đơn vị hành chính mới. Đại biểu HĐND tại 366 xã, thị trấn và 30/30 quận, huyện, thị xã đã biểu quyết thông qua phương án.
Phương án sắp xếp cụ thể như sau:
Quận Hoàn Kiếm: từ 18 xuống 2 đơn vị (Phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam)
Quận Ba Đình: từ 13 xuống 3 đơn vị (Ba Đình, Ngọc Hà, Giảng Võ)
Quận Hai Bà Trưng: từ 15 xuống 3 đơn vị (Hai Bà Trưng, Vĩnh Tuy, Bạch Mai)
Quận Đống Đa: từ 17 xuống 5 đơn vị (Đống Đa, Kim Liên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Láng, Ô Chợ Dừa)
Quận Tây Hồ: từ 8 xuống 2 đơn vị (Tây Hồ, Phú Thượng)
Quận Hoàng Mai: từ 14 xuống 6 đơn vị (Hoàng Mai, Vĩnh Hưng, Tương Mai, Định Công, Hoàng Liệt, Yên Sở)
Quận Thanh Xuân: từ 9 xuống 3 đơn vị (Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt)
Quận Cầu Giấy: từ 8 xuống 3 đơn vị (Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa)
Quận Bắc Từ Liêm: từ 13 xuống 5 đơn vị (Tây Tựu, Phú Diễn, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Thượng Cát)
Quận Nam Từ Liêm: từ 10 xuống 4 đơn vị (Từ Liêm, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ)
Quận Long Biên: từ 13 xuống 4 đơn vị (Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng, Phúc Lợi)
Quận Hà Đông: từ 15 xuống 5 đơn vị (Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Phú Lương, Kiến Hưng)
Các phường mới hình thành: Hồng Hà (gộp từ các địa bàn Hoàn Kiếm, Tây Hồ), Lĩnh Nam (gộp từ Hai Bà Trưng, Hoàng Mai)
Thị xã và các huyện ngoại thành:
Sơn Tây: từ 13 còn 3 đơn vị (Sơn Tây, Tùng Thiện, Đoài Phương)
Gia Lâm: từ 17 còn 4 đơn vị (Gia Lâm, Thuận An, Bát Tràng, Phù Đổng)
Đông Anh: từ 24 còn 5 đơn vị (Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh)
Mê Linh: từ 17 còn 4 (Mê Linh, Yên Lãng, Tiến Thắng, Quang Minh)
Sóc Sơn: từ 26 còn 5 đơn vị (Sóc Sơn, Nội Bài, Trung Giã, Kim Anh, Đa Phúc)
Chương Mỹ: từ 30 còn 6 đơn vị (Chương Mỹ, Phú Nghĩa, Xuân Mai, Trần Phú, Hòa Phú, Quảng Bị)
Ba Vì: từ 29 còn 8 đơn vị (Quảng Oai, Vật Lại, Cổ Đô, Bất Bạt, Suối Hai, Ba Vì, Yên Bài, Minh Châu)
Phúc Thọ: từ 18 còn 3 đơn vị (Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn)
Thạch Thất: từ 20 còn 5 đơn vị (Thạch Thất, Hạ Bằng, Tây Phương, Hòa Lạc, Yên Xuân)
Quốc Oai: từ 17 còn 4 đơn vị (Quốc Oai, Hưng Đạo, Kiều Phú, Phú Cát)
Đan Phượng: từ 16 còn 3 đơn vị (Đan Phượng, Ô Diên, Liên Minh)
Hoài Đức: từ 20 còn 4 đơn vị (Hoài Đức, Dương Hòa, Sơn Đồng, An Khánh)
Thanh Trì: từ 16 còn 5 đơn vị (Thanh Trì, Thanh Liệt, Đại Thanh, Nam Phù, Ngọc Hồi)
Thường Tín: từ 27 còn 4 đơn vị (Thường Tín, Thượng Phúc, Chương Dương, Hồng Vân)
Phú Xuyên: từ 23 còn 4 đơn vị (Phú Xuyên, Phượng Dực, Chuyên Mỹ, Đại Xuyên)
Thanh Oai: từ 20 còn 4 đơn vị (Thanh Oai, Bình Minh, Tam Hưng, Dân Hòa)
Ứng Hòa: từ 20 còn 4 đơn vị (Vân Đình, Ứng Thiên, Hòa Xá, Ứng Hòa)
Mỹ Đức: từ 20 còn 4 đơn vị (Mỹ Đức, Hồng Sơn, Phúc Sơn, Hương Sơn)
100% đại biểu nhất trí với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính
Ngay sau khi Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn trình bày Dự thảo Nghị quyết, toàn bộ đại biểu dự Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã biểu quyết nhất trí thông qua phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài ghi nhận và biểu dương tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng Đề án, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Bí thư Thành ủy cũng lưu ý, việc thông qua phương án chỉ là bước khởi đầu. Ngay sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt, thành phố cần nhanh chóng triển khai sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch, và phù hợp với chỉ đạo của Trung ương.