Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Mặc dù, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định, thông tư có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, nhiều luật lệ và chính sách vẫn chỉ còn trên giấy, chưa thực sự đi vào thực tiễn.
Mục lục
Mới đây, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách, Phát luật và Phát triển (PLD) và các đối tác đã tổ chức Hội thảo “Phát triển Kinh tế biển Việt Nam: Cơ hội và Thách thức”. Tại Hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận và tìm những giải pháp thực tế để khắc phục các điểm nghẽn trong việc thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển, đặc biệt là phát triển công nghiệp nuôi biển.
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA) cho biết, với lợi thế bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, chiếm vị trí địa lý chiến lược bên bờ tây của Biển Đông, với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước rất quan tâm phát triển kinh tế biển.
Việt Nam được định hướng là sẽ đi lên từ biển và trở thành quốc gia mạnh về biển. Đặc biệt, Nghị quyết số 36 NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã được Chính phủ cụ thể qua kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/03/2020.
Chiến lược đã xác định Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn.
Thời gian qua, Chính phủ, Quốc hội, các bộ ban ngành đã ban hành nhiều quyết định, thông tư có liên quan trực tiếp đến kinh tế biển. Tuy nhiên, nhiều luật lệ và chính sách vẫn chỉ còn trên giấy, chưa đi vào thực tiễn. Lợi thế, tiềm năng của biển chưa được phát huy, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn chưa đáp ứng được nhu cầu. Sự liên kết giữa các địa phương và giữa các ngành, lĩnh vực còn yếu, thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả. Ô nhiễm môi trường biển đang diễn ra nghiêm trọng, hệ sinh thái biển đang bị suy giảm. Tài nguyên biển đã và đang bị khai thác quá mức. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều bất cập.
Chủ tịch VSA nhấn mạnh, phát triển kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
Chia sẻ về việc triển khai Chiến lược Phát triển kinh tế biển Việt Nam thời gian qua, TS Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, năm 2021, trước bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 31/CT-TTg về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, đã xác định một số nhóm nhiệm vụ cần phải tập trung triển khai nhằm cụ thể hóa 3 khâu đột phá xác định trong trong Nghị quyết 36, đó là về thể chế; khoa học - công nghệ và nhân lực; kết cấu hạ tầng.
Hiện nay, Việt Nam đang tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định mới, quy hoạch, chiến lược liên quan đến phát triển kinh tế biển, đặc biệt là tập trung phát triển Quy hoạch tổng thể Quốc gia và Quy hoạch không gian biển quốc gia.
Tuy nhiên, TS Tạ Đình Thi đánh giá, so với yêu cầu tiến độ, việc thực hiện trong thời gian qua rất là chậm. Một trong những nguyên nhân đó là khâu tổ chức thực hiện, nguồn lực bố trí còn hạn chế và phương pháp, cách làm chưa thực sự có hiệu quả.
Cần thay đổi thói quen quy hoạch phát triển biển truyền thống
Bàn về vấn đề quy hoạch không gian biển, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Phó chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam nhận định, quy hoạch không gian biển vừa là phương thức, vừa là công cụ quản trị biển, vùng bờ biển theo không gian nhằm đạt được mục tiêu kép, góp phần duy trì tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và biến đổi đại dương, hướng tới một nền kinh tế biển bền vững, bảo đảm vững chắc các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông.
Ông cho biết, quy hoạch không gian biển đã được đưa vào Luật Quy hoạch (2017) với tư cách một quy hoạch cấp quốc gia và đang trong quá trình xây dựng để trình Quốc hội thông qua. Quá trình triển khai đến nay, bên cạnh các nỗ lực, cũng bộc lộ sự khác biệt khó tránh về nhận thức, về tổ chức thực hiện,... cho một loại hình quy hoạch mới mẻ trong bối cảnh có nhiều khó khăn về thông tin đầu vào cho quy hoạch.
Do đó, cần phối hợp, chia sẻ, học hỏi để bảo đảm tính tương thích tối đa (có thể) của sản phẩm quy hoạch, để hạn chế và loại trừ thói quen làm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội biển truyền thống đang “ám ảnh” trong quá trình làm quy hoạch không gian biển.
Hiện quy hoạch không gian biển chỉ được thực hiện ở cấp quốc gia, cho nên chỉ có thể cung cấp cho các ngành, địa phương và các bên liên quan khác một khuôn khổ phát triển (khai thác, sử dụng, bảo tồn) và quản lý không gian biển quốc gia, phù hợp với quy định của UNCLOS và Luật biển Việt Nam (2012). Trong khi các ngành, địa phương đang cần triển khai phương án sử dụng không gian biển cụ thể trong bối cảnh xung đột lợi ích/sử dụng không gian biển đan xen phức tạp.
Để xử lý vấn đề này, các ngành, địa phương (theo thẩm quyền) cần tiến hành phân vùng chức năng biển chi tiết cho từng đơn vị phân khu không gian do quy hoạch không gian biển quốc gia phân bổ. Phân vùng chức năng biển là công cụ kỹ thuật hỗ trợ để bảo đảm tính bền vững của các phương án khai thác, sử dụng không gian biển.
Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, việc quy hoạch sử dụng không gian biển cần được dựa trên 3 nguyên tắc.
Nguyên tắc thứ nhất, quy hoạch nói chung và quy hoạch không gian biển nói riêng phải đi trước hành động phát triển.
Thứ hai, quy hoạch không gian biển là công cụ quản lý của nhà nước dựa trên sự tham gia tích cực của các bên liên quan. Trong đó, phải có người dân địa phương và vùng quy hoạch.
Nguyên tắc thứ ba, quy hoạch phải bảo đảm thực hiện 2 mục tiêu: định hướng phát triển trong việc khai thác, sử dụng không gian biển; bố trí, phân bổ các không gian cho các ngành, các địa phương trong thời kì quy hoạch. Thông qua đó, mục tiêu bao trùm là xử lý, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích và xung đột không gian trong việc khai thác sử dụng của các ngành, các địa phương và cộng đồng trong cùng một vùng biển.
TS Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện Quốc hội ý kiến rằng, phạm vi, đối tượng quản lý không gian biển quốc gia không chỉ chú trọng trên “bề mặt” của biển mà phải xác định rõ khái niệm, định nghĩa đầy đủ các loại thành tố thuộc nội hàm “không gian biển” nhằm tạo cơ sở cho việc quy hoạch, lập kế hoạch, phương án sử dụng, cũng như cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý cũng như xử lý các vấn đề liên quan.
Đồng thời, việc quản lý không gian biển cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Do đó cần quy định trong Luật cho rõ ràng, phù hợp với lĩnh vực không gian biển, kể cả trong phát triển kinh tế, thời bình cũng như thời chiến, nếu không dựa vào sức dân, vắng bóng vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thì sẽ khó có thể thành công.
Quan điểm liên ngành cũng cần áp dụng cho bảo tồn thiên nhiên biển. Quan điểm cho rằng bảo tồn biển là việc của ngành Thủy sản đang hạn chế nguồn lực cho lĩnh vực quan trọng này. Mục tiêu 6% diện tích biển được bảo tồn vào năm 2030 của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển sẽ khó khả thi nếu không huy động các ngành cùng tham gia. Thiết nghĩ bảo tồn thiên nhiên có thể triển khai ở các vùng biển do quân đội quản lý hoặc doanh nghiệp được cấp phép sử dụng để khai thác năng lượng biển, nuôi thủy sản công nghệ cao trên biển..
Thiếu quy hoạch là điểm nghẽn lớn nhất cản trở phát triển công nghiệp nuôi biển
Lĩnh vực nuôi biển đã được Đảng, Chính phủ xác định là động lực phát triển và đã có hầu như đầy đủ các chính sách để trở thành cực tăng trưởng mới, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản chuyển mình trong giai đoạn đến năm 2045. Tuy nhiên, thực tế, nhận thức về các chủ trương chính sách đó chưa được quán triệt và thực thi đầy đủ cả trong cộng đồng nhân dân lẫn một số bộ phận của cơ quan quản lý Nhà nước.
PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng – Chủ tịch VSA cho biết, theo Luật Thủy sản, các dự án nuôi trồng thủy sản phải nằm trong vùng được quy hoạch cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Luật Quy hoạch (2017) có hiệu lực từ 01/01/2019 yêu cầu phải điều chỉnh và tích hợp các quy hoạch đã được phê duyệt trước đó vào hệ thống quy hoạch mới, trong khi đa số các quy hoạch mới có liên quan đến phát triển nuôi thủy sản đều chưa được xây dựng và phê duyệt, gây khó khăn cho việc thực hiện Luật Thủy sản.
Ở cấp quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia vẫn chưa được Quốc hội phê duyệt.
Ở cấp tỉnh, Quy hoạch tỉnh phần lớn đều đang được xây dựng và chưa được phê duyệt, nên chưa có cơ sở đề xác định rõ vùng có thể phát triển nuôi biển trong phạm vi từ 6 hải lý trở vào theo Luật Thủy sản, không cản trở các hoạt động kinh tế biển khác.
Không có quy hoạch thì không giao được các khu vực biển cụ thể cho người nuôi. Đây là điểm nghẽn lớn nhất cản trở việc phát triển công nghiệp nuôi biển, gây bức xúc cho cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân, khiển cơ quan quản lý Nhà nước các địa phương ven biển bối rối, thậm chí bó tay.
Để tháo gỡ điểm nghẽn này, Chủ tịch VSA kiến nghị Bộ Tài nguyên Môi trường phải khẩn trương hoàn thành Quy hoạch không gian biển quốc gia trình Chính phủ thẩm định và Quốc hội thông qua trong năm nay; các địa phương cũng cần chủ động trong việc tích hợp quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã có vào Quy hoạch tỉnh, trình Hội đồng Nhân dân và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sớm.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Joshua Goldman - CEO Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam - một trong những công ty nuôi và chế biến cá chẽm lớn nhất thế giới đang hoạt động tại vịnh Vân Phong - Khánh Hòa cho biết, có 4 tiêu chí quan trọng đảm bảo thành công của cơ sở nuôi trồng thủy sản đó là: cần được che chắn tốt khỏi gió bão; đảm bảo độ sâu; chất lượng nước ổn định, tốt nhất là không nằm gần khu vực cửa sông đổ ra và gần các cơ sở hậu cần trên bờ.
Dựa trên những tiêu chí đó, cần ưu tiên những khu vực hội tụ đủ các tiêu chí trên để dành cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Cũng theo ông Joshua Goldman, nhìn chung những khu vực trên nằm tương đối xa với các khu vực kinh tế khác nên việc xung đột lợi ích sẽ không khó để hòa giải.
Ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An tiếp tục rao bán đấu giá hai căn biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội lần thứ tư.
Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng sẽ có hiệu lực từ năm 2025. Theo đó, khách hàng sẽ có 06 hình thức xác nhận giao dịch ngân hàng trực tuyến bằng mã OTP so với quy định hiện hành.
Agribank tiếp tục rao bán khoản nợ của CTCP Đầu tư Đông Sài Gòn DSG với giá khởi điểm 111,4 tỷ đồng. Được biết, ngân hàng đã hạ giá khoản nợ hơn 20 tỷ đồng so với lần gần nhất ngân hàng rao bán vào ngày 1/11.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) thông báo tin đấu giá khoản nợ do Công ty Đấu giá Hợp danh Toàn Cầu tổ chức. Đây là khoản nợ do Sacombank đề nghị đưa ra đấu giá.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa thông báo chào bán khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng xản xuất thương mại Tài Nguyên để xử lý thu hồi nợ vay.
Hiện nay, trên mạng internet đã xuất hiện thủ đoạn mới, tinh vi hơn giả mạo nền tảng tải app của Google Play nhằm lừa khách hàng tải ứng dụng mạo danh app CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử điện tại khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology - Thanh Hóa.