Cụ thể, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chủ trì nghiên cứu các nội dung liên quan về đường Vành đai 4, lên phương án tổng thể, phân kỳ đầu tư, quy mô, hình thức đầu tư, phương án kết nối với các tuyến giao thông chính trong vùng.
Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho tuyến đường này. Và phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành có liên quan nghiên cứu hình thức đầu tư cho phù hợp.
Việc sớm khép kín đường Vành đai 4 sẽ giúp đồng bộ cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông, góp phần phát huy hiệu quả kết nối các khu kinh tế trọng điểm phía Nam với các cảng Hiệp Phước, Long An, Phú Mỹ, sân bay Long Thành, nhằm thúc đẩy các dịch vụ vận chuyển logistics, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển, phát triển dịch vụ cảng.
Dự kiến, dự án vành đai 4 chia thành 5 đoạn. Trong đó, đoạn 1, Phú Mỹ - Trảng Bom dài 45,5km, kinh phí 21.000 tỷ đồng. Đoạn 2, Trảng Bom - Quốc lộ 13 dài 51,9km, kinh phí 24.000 tỷ đồng. Đoạn 3, Quốc lộ 13 - Quốc lộ 22 dài 22,8km, kinh phí 11.000 tỷ đồng.
Theo UBND TP HCM, đường Vành đai 4 có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối các đô thị vệ tinh giữa TP HCM với các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Phát huy tối đa hiệu quả lợi thế các tỉnh, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng. Giúp phát triển kinh tế - xã hội của TP và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ kết nối nhiều trục giao thông chính trong khu vực như tuyến trục Bắc - Nam, quốc lộ 1A, 22, 50, đường Hồ Chí Minh và các cao tốc TP HCM - Trung Lương, TP HCM - Mộc Bài, TP HCM - Chơn Thành, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu với cảng Hiệp Phước, cảng Long An, Phú Mỹ và sân bay Long Thành giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển, giảm chi phí logictics.
Đường Vành đai 4 có chiều dài 198km, đi qua địa bàn các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM và Long An. Mặt cắt ngang từ 6- 8 làn xe, tiêu chuẩn đường cao tốc, mức đầu tư sơ bộ khoảng 100.000 tỷ đồng.
Dự kiến chia làm 5 phân đoạn đầu tư, đoạn 1 (Phú Mỹ – Trảng Bom), dài 45,5km, kinh phí 21.000 tỷ đồng; đoạn 2 (Trảng Bom – Quốc lộ 13) dài 51,9km, kinh phí 24.000 tỷ đồng; đoạn 3 (Quốc lộ 13- Quốc lộ 22), dài 22,8km, kinh phí 11.000 tỷ đồng; đoạn 4 (Quốc lộ 22 – Bến Lức), dài 41,6km, kinh phí 23.000 tỷ đồng và đoạn 5 (Bến Lức – Hiệp Phước), dài 35,8km, kinh phí 20.000 tỷ đồng. Ngoại trừ đoạn 5 đã lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì các đoạn còn lại vẫn chưa nghiên cứu.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, đường Vành đai 4 liên kết với nhiều trục giao thông chính như trục Bắc – Nam, Quốc lộ 50, Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, cao tốc TP HCM – Trung Lương, cao tốc TP HCM – Chơn Thành… Việc sớm khép kín đường Vành đai 4 giúp đồng bộ cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông, góp phần phát huy hiệu quả kết nối các khu kinh tế trọng điểm phía Nam với cảng Hiệp Phước, cảng Long An, cảng Phú Mỹ, cảng hàng không quốc tế Long Thành….
Hai tuyến vành đai 3, 4 tại TP HCM đang chậm so với qui hoạch khiến áp lực giao thông đè lên 5 tuyến quốc lộ. Thành phố kiến nghị sớm hoàn thiện tuyến đường này nhằm phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.