Sử dụng các bức ảnh vệ tinh từ NASA Landsat và kho dữ liệu thủy văn số, các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Dartmouth đã kiểm tra những thay đổi về trầm tích trên 414 dòng sông lớn của thế giới từ năm 1984 đến năm 2020. Họ phát hiện ra những đập lớn xây dựng trong thế kỷ 20 ở Bắc bán cầu – Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á đã làm giảm lượng trầm tích được chuyên chở tới các đại dương, dẫu cho được bổ sung lượng trầm tích từ Nam bán cầu – Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại dương. Giáo sư địa lý Francis Magilligan, đồng tác giả nghiên cứu nhận xét “Với các quốc gia ở vùng thấp trong các đồng bằng, trầm tích từ các dòng sông trong quá khứ đã giúp họ chống chịu với mực nước biển dâng nhưng giờ thì họ phải chịu cú đúp nước biển dâng và suy giảm trầm tích. Đó là nỗi lo lắng của những người sống ở những quốc gia như Việt Nam, nơi sự vận chuyển trầm tích đã bị suy giảm đáng kể do hoạt động thủy điện dọc theo dòng Mekong”.
Việt Nam đứng trước nhiều nguy cơ nước biển dâng vì đập thủy điện
17:11 07/07/2022
Một công bố trên Science “Rapid changes to global river suspended sediment flux by humans” (Những thay đổi nhanh chóng với sông ngòi toàn cầu do con người ngăn thông lượng trầm tích) đã nhắc đến Việt Nam, một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng của các đập thủy điện thượng nguồn.
BÀI LIÊN QUAN