Đối với ngành công nghiệp xây lắp, các loại vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên một công trình chắc chắn và bền vững cùng thời gian. Cùng với xi măng, sắt thép… gạch xây cũng là vật liệu không thể thiếu và đóng vai trò quyết định đến chất lượng công trình.
Hiện nay, thị trường vật liệu xây dựng có rất nhiều loại gạch xây với mẫu mã đa dạng, đặc tính khác biệt, phù hợp với nhiều nhu cầu, ứng dụng khác nhau trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Mặc dù công nghệ xây dựng đã phát triển với nhiều kỹ thuật tiên tiến và sự ra đời của nhiều vật liệu xây dựng mới, nhưng gạch nung vẫn được nhiều công trình ưa chuộng bởi sự phổ biến và khả năng chống ẩm, cách nhiệt, đặc biệt có giá thành thấp
Gạch đất nung là gì?
Gạch đất nung là loại vật liệu có xuất xứ lâu đời, rất phổ biến tại Việt Nam. Gạch đất nung hay còn gọi là gạch đỏ, gạch Tuynel được sử dụng trong xây dựng, đặc biệt là xây dựng tường.
Thông thường, loại gạch xây này được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao, tạo thành viên gạch màu đỏ cứng và chắc. Gạch tuynel đang ngày càng chiếm ưu thế và có vị trí vững chắc trên thị trường vật liệu xây dựng.
Quy trình sản xuất gạch đất nung không về cơ bản như sau:
- Trộn đất sét với nước, nhào kỹ rồi cho vào khuôn thành viên phơi khô.
- Cho gạch vào lò đốt trong nhiều giờ đến khi gạch chuyển màu đỏ nâu thì tắt lò.
- Để nguội gạch cho đẹp, cứng và chắc.
Đối với nhiều người, đây không chỉ đơn thuần là vật liệu sử dụng cho xây dựng mà còn được dùng để trang trí, mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian sử dụng.
Cách bố trí hài hòa cùng sự kết hợp khéo léo với các viên gạch đất nung sẽ tạo nên những không gian gạch tuynel lạ mắt, độc đáo, vừa cổ kính vừa hiện đại sang trọng. Đồng thời, việc sử dụng gạch tuynel để trang trí còn giúp tiết kiệm được chi phí sơn.
Các loại gạch đất nung được sử dụng phổ biến
Ngoài những ưu điểm như độ cứng và chắc chắn, giá thành hợp lý, ứng dụng được nhiều vị trí, nhiều công trình thì sự đa dạng về mẫu mã, kích thước gạch là đặc điểm nổi bật của gạch đất sét nung.
Gạch đất nung có các loại phổ biến như là gạch đỏ đặc, gạch đỏ 2 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch ống… Sự khác nhau cơ bản giữa các loại gạch này là cấu tạo.
Cụ thể, gạch rỗng có các lỗ rỗng phía trong viên gạch, có thể là 2, 3, 4, 6 hoặc 10 lỗ tùy yêu cầu thiết kế. Chính vì cấu tạo rỗng nên gạch rỗng sử dụng ít nguyên liệu hơn, nhờ đó mà giá bán rẻ hơn. Tuy nhiên, gạch rỗng lại có khả năng chịu nén thấp, độ hút nước cao.
Còn đối với gạch đặc, loại gạch này có cấu tạo một khối xuyên suốt, không có lỗ, do vậy tốn nhiều nguyên liệu sản xuất hơn, giá bán đắt hơn. Nhưng bù lại, gạch đặc cứng chắc và ít thấm nước, được sử dụng cho những công trình yêu cầu cao về chất lượng.
Gạch tuynel đặc
Gạch đặc là loại gạch xây không có lỗ, chúng được phân chia thành 3 nhóm khác nhau theo thứ tự chất lượng giảm dần là A1, A2 và B.
Loại gạch này được thiết kế với lớp kết cấu dày đặc, không chứa các lỗ và có kích thước cố định theo là 220×105×55 mm.
Trong nhóm gạch tuynel, đây được xem là loại có kết cấu chắc chắn, khả năng ngăn ngừa ẩm mốc tốt nhất. Do đó, chúng thường được sử dụng cho những công trình xây dựng có độ đòi hỏi cao về khả năng chịu lực, chống ẩm.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của gạch đặc là trọng lượng nặng, chi phí đắt hơn so với gạch rỗng và giá của gạch này thường đắt hơn gấp từ 2 đến 3 lần so với gạch lỗ.
Gạch tuynel 2 lỗ
Gạch 2 lỗ hay còn gọi là gạch thông tâm thường, có kích thước tương tự như gạch tuynel đặc.
Ưu điểm của gạch tuynel 2 lỗ là nhẹ và giá bán rẻ hơn so với giá gạch đặc. Tuy nhiên, loại gạch này có hạn chế là khả năng chịu lực kém và không chống thấm. Theo đó, chỉ nên sử dụng gạch tuynel 2 lỗ cho các công trình không đòi hỏi lớn về mức độ chịu lực cũng như khả năng chống thấm.
Ngoài ra, để đảm bảo độ an toàn, cần tránh xây tường nhà, tường rào hoặc khu vực tường thường xuyên chịu tác động ẩm ướt bằng gạch 2 lỗ.
Gạch tuynel 3 và 5 lỗ
Cũng tương tự gạch đặt, gạch xây đất nung 3 và 5 lỗ có khả năng chịu lực và trọng tải tốt, gạch 3 lỗ vuông hoặc 5 lỗ vuông thường được dùng để cách âm chống nóng, cách nhiệt cho tường và trần nhà.
Hiện nay, các loại gạch này được sử dụng để xây dựng ở các vị trí như xây tường chịu lực, xây trang trí không cần trát.
Gạch tuynel 4 lỗ
Khác với các loại gạch xây trên, gạch tuynel 4 lỗ được sử dụng phổ biến bởi kích thước nhỏ gọn phù hợp (190×80×80 mm) và hình dáng, màu sắc cuốn hút, đẹp mắt.
Đặc biệt, dù được thiết kế có lỗ nhưng loại gạch này có khả năng chịu lực rất lớn. Ngoài ra, gạch tuynel 4 lỗ còn có ưu điểm nhẹ và rẻ nên thường được xây ở các vị trí: chuyên dùng cho xây tường 10.
Gạch tuynel 6 lỗ
Trong các loại gạch lỗ thì gạch tuynel 6 lỗ được xem là nhóm phổ biến nhất với kích thước là 220×150×15mm và hai màu đặc trưng cơ bản là đỏ hồng, đỏ sẫm.
Ưu điểm nổi bật của loại gạch này là khối lượng nhẹ, giá bán phù hợp với nhiều người có nhu cầu. Tuy nhiên, gạch tuynel 6 lỗ chưa đáp ứng được khả năng chống ẩm và chịu lực cao, nếu khoan vít, đóng đinh thì sẽ bị vỡ gạch.
Trong xây dựng, gạch không nung 6 lỗ thường được ở các vị trí như làm lớp chống nóng cho mái hoặc cho tường. Loại gạch này thường được sử dụng để xây tường 150.
Xây nhà nên sử dụng gạch đặc hay gạch lỗ?
Ngày nay, gạch đất nung là vật liệu phổ biến trong xây dựng các công trình nhà ở dân dụng cũng như công trình công cộng.
Với khả năng chịu lực tốt và có độ bền cao, gạch đặc là loại vật liệu rất phổ biến trong thi công, được nhiều gia đình lựa chọn để đáp ứng yêu cầu về kết cấu trong công tác xây dựng tường hay nền móng.
So với loại các gạch đặc, gạch lỗ thường có khối lượng nhẹ hơn chỉ khoảng từ 1,5-2kg. Nhờ vào những đặc tính nổi như nhẹ, giá bán rẻ nên gạch lỗ được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, nhất là nhà ở dân dụng.
Việc xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ sẽ tùy thuộc vào từng công trình và vị trí thi công. Mỗi loại gạch thường sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau nên khó có thể nói được loại gạch nào tốt hơn.
Đối với gạch lỗ, bạn có thể sử dụng chúng với mục đích tạo thành những bức tường ngăn vách đơn thuần. Với bức tường này, bạn không nên thi công các loại nội thất treo tường tránh cho việc tường bị vụn vỡ.
Còn đối với gạch đặc, bạn có thể thi công tại các vị trí đòi hỏi có kết cấu vững chắc và khả năng chống ẩm cao. Những khu vực có tác động cơ học mạnh như việc thi công nội thất là sự lựa chọn không thể phù hợp hơn.
Cách nhận biết gạch đất nung chất lượng
Hiện nay trên thị trường, nhu cầu sử dụng gạch xây dựng ngày càng lớn, do đó không ít trường hợp sản xuất không đảm bảo quy trình dẫn đến chất lượng kém.
Do đó, để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của công trình, nhà đầu tư nên chọn lựa các cơ sở sản xuất gạch xây dựng uy tín, gần công trình.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số cách nhận diện giữa gạch xây dựng chất lượng bằng các đặc điểm sau:
- Gạch xây đạt chất lượng thường sẽ đều màu, không bị cháy xém hay có các vệt đen.
- Kích thước gạch đồng đều, đảm bảo yêu cầu quy định, không bị nứt mẻ.
- Khi va chạm nhau âm thanh của gạch chất lượng thường sẽ trong hơn, tỉ lệ mẻ góc cạnh cũng ít hơn.
Giá gạch tuynel giá bao nhiêu?
Với sự đa dạng của thị trường vật liệu xây dựng, việc chọn được loại gạch xây phù hợp về giá cả và chất lượng vẫn luôn là vấn đề nan giải của nhiều người.
Tùy theo từng thời điểm và cơ sở sản xuất, gạch đất nung sẽ có nhiều mức giá khác nhau. Theo đó, giá gạch dao động trên thị trường hiện nay rơi vào khoảng từ 820-2.500 đồng/viên.
Cụ thể, gạch lỗ có giá từ 60.000-70.000 đồng/m2; gạch đặc dao động từ 100.000-110.000 đồng/m2.