Cơ chế cơ cấu nợ không còn, nợ xấu ngân hàng có nguy cơ tăng mạnh từ quý 3

04/04/2022 09:22

Theo dõi trên

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu sắp kết thúc, cơ chế cơ cấu nợ không còn, sẽ khiến nợ xấu ngân hàng có nguy cơ tăng mạnh từ cuối quý III/2022.

0138_Untitled

 Cơ chế cơ cấu nợ không còn, nợ xấu ngân hàng có nguy cơ tăng mạnh từ quý 3.

Tình thế cấp bách

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu sắp kết thúc, trong khi dự luật xử lý nợ xấu vẫn chưa thành hình. Tình thế cấp bách khiến Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xây dựng Dự thảo Nghị quyết kéo dài Nghị quyết 42/2017/QH14 để kịp trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5 tới.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 45/NQ-CP thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho hay, năm 2017 (thời điểm Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực), nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn là 7,4%. Sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 ra đời, con số này giảm nhanh về mức 4,4% năm 2019. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến tỷ lệ này tăng vọt trở lại mức 7,31% vào cuối năm 2021.

Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu Nghị quyết 42/2017/QH14 không được gia hạn, thì nợ xấu có thể dềnh lên từ cuối quý III/2021.

Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, nếu không gia hạn Nghị quyết 42/2017/QH14 sẽ xảy ra tình trạng nợ xấu mới chồng nợ xấu cũ. Tổ chức tín dụng nếu không có Nghị quyết 42/2017/QH14 sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn vì khách hàng chây ỳ trả nợ, quá trình xử lý nợ kéo dài (vì không còn được thực hiện quyền thu giữ tài sản đảm bảo, không được áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn tại tòa, khó chuyển nhượng các dự án chưa có giấy chứng nhận…).

Ông Phan Thanh Hải, Phó tổng giám đốc BIDV cũng lo lắng cho hay, chỉ trong 4 năm (2018-2021), hiệu quả xử lý nợ xấu của BIDV tăng vọt kể từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực, số thu nợ đã chiếm 67% tổng thu nợ 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, nếu nghị quyết này không tiếp tục được gia hạn, thì nguy cơ nợ xấu tăng lên của các ngân hàng là rất lớn, ảnh hưởng đến cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Cần thiết của việc ban hành Luật Xử lý nợ xấu

Theo Dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước công bố, thời hạn nghị quyết này sẽ được kéo dài thêm 3 năm (đến năm 2025). Tuy nhiên, nhiều ngân hàng thương mại cho rằng, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, các ngân hàng thương mại cổ phần kỳ vọng, Chính phủ và Quốc hội sẽ sớm xây dựng Luật Xử lý nợ xấu. Nguyên nhân là, bản thân Nghị quyết 42/2017/QH14 còn rất nhiều vướng mắc, nếu chỉ gia hạn thì vẫn chưa giải quyết triệt để khó khăn của các tổ chức tín dụng.

Ví dụ, liên quan quyền thu giữ tài sản đảm bảo - điểm quan trọng nhất của Nghị quyết 42/2017/QH14 - các ngân hàng cho rằng, vướng mắc vẫn còn rất lớn. Theo ông Phan Thanh Hải, 5 năm qua, BIDV chỉ thu giữ được tài sản đảm bảo của hơn 40 khách hàng theo Nghị quyết 42/2017/QH14. Nguyên nhân là Nghị quyết chưa quy định chế tài xử lý hoặc cơ chế, cách thức tiến hành cưỡng chế trong trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không hợp tác khiến ngân hàng phải phụ thuộc vào sự phối hợp của con nợ.

 Cơ chế cơ cấu nợ không còn, nợ xấu ngân hàng có nguy cơ tăng mạnh từ quý 3.Tình thế cấp báchNghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu sắp kết thúc, trong khi dự luật xử lý nợ xấu vẫn chưa thành hình. Tình thế cấp bách khiến Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xây dựng Dự thảo Nghị quyết kéo dài Nghị quyết 42/2017/QH14 để kịp trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5 tới.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 45/NQ-CP thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho hay, năm 2017 (thời điểm Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực), nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn là 7,4%. Sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 ra đời, con số này giảm nhanh về mức 4,4% năm 2019. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến tỷ lệ này tăng vọt trở lại mức 7,31% vào cuối năm 2021.

Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu Nghị quyết 42/2017/QH14 không được gia hạn, thì nợ xấu có thể dềnh lên từ cuối quý III/2021.

Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, nếu không gia hạn Nghị quyết 42/2017/QH14 sẽ xảy ra tình trạng nợ xấu mới chồng nợ xấu cũ. Tổ chức tín dụng nếu không có Nghị quyết 42/2017/QH14 sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn vì khách hàng chây ỳ trả nợ, quá trình xử lý nợ kéo dài (vì không còn được thực hiện quyền thu giữ tài sản đảm bảo, không được áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn tại tòa, khó chuyển nhượng các dự án chưa có giấy chứng nhận…).

Ông Phan Thanh Hải, Phó tổng giám đốc BIDV cũng lo lắng cho hay, chỉ trong 4 năm (2018-2021), hiệu quả xử lý nợ xấu của BIDV tăng vọt kể từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực, số thu nợ đã chiếm 67% tổng thu nợ 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, nếu nghị quyết này không tiếp tục được gia hạn, thì nguy cơ nợ xấu tăng lên của các ngân hàng là rất lớn, ảnh hưởng đến cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Cần thiết của việc ban hành Luật Xử lý nợ xấuTheo Dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước công bố, thời hạn nghị quyết này sẽ được kéo dài thêm 3 năm (đến năm 2025). Tuy nhiên, nhiều ngân hàng thương mại cho rằng, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, các ngân hàng thương mại cổ phần kỳ vọng, Chính phủ và Quốc hội sẽ sớm xây dựng Luật Xử lý nợ xấu. Nguyên nhân là, bản thân Nghị quyết 42/2017/QH14 còn rất nhiều vướng mắc, nếu chỉ gia hạn thì vẫn chưa giải quyết triệt để khó khăn của các tổ chức tín dụng.

Ví dụ, liên quan quyền thu giữ tài sản đảm bảo - điểm quan trọng nhất của Nghị quyết 42/2017/QH14 - các ngân hàng cho rằng, vướng mắc vẫn còn rất lớn. Theo ông Phan Thanh Hải, 5 năm qua, BIDV chỉ thu giữ được tài sản đảm bảo của hơn 40 khách hàng theo Nghị quyết 42/2017/QH14. Nguyên nhân là Nghị quyết chưa quy định chế tài xử lý hoặc cơ chế, cách thức tiến hành cưỡng chế trong trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không hợp tác khiến ngân hàng phải phụ thuộc vào sự phối hợp của con nợ.

“Việc ban hành Luật Xử lý nợ xấu là rất cần thiết vì sẽ bổ sung nhiều quy định còn thiếu và giải quyết được xung đột của nhiều luật khác nhau”, ông Hải kiến nghị.

Tuy vậy, bên cạnh xây dựng Luật Xử lý nợ xấu, các chuyên gia cũng cho rằng, cần sớm có giải pháp thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển và coi đây là kênh chính để xử lý nợ xấu, chứ không cần các cơ chế đặc thù.

Theo số liệu của TS. Cấn Văn Lực, trong 2 năm Covid-19, nợ xấu của một số ngân hàng châu Âu thậm chí còn giảm do hoạt động bán nợ được đẩy mạnh. Trong khi đó, ở Việt Nam, thị trường nợ vẫn trong giai đoạn sơ khai.

“Cần hướng tới xem nợ xấu là hàng hóa có chiết khấu hấp dẫn và được định giá. Mọi hoạt động xử lý nợ có thể chuyển thành mua bán nợ, theo đó, tổ chức mua nợ sẽ tiếp nhận vấn đề thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, hoặc tham gia tái cơ cấu”,TS. Châu Đình Linh nêu ý kiến.

Luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 cần quan tâm về khung pháp lý thị trường mua bán nợ, xem xét quy định hoán đổi nợ thành cổ phần và hướng đến xử lý nợ gắn liền tái cơ cấu chủ thể đi vay. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) an tâm mua, bán các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm, đồng thời nâng cao ý thức trả nợ của các khách hàng.

 

Bạn đang đọc bài viết "Cơ chế cơ cấu nợ không còn, nợ xấu ngân hàng có nguy cơ tăng mạnh từ quý 3" tại chuyên mục Kinh tế. Thông tin chi tiết xin liên hệ số hotline: 0971.008.956 hoặc gửi email về địa chỉ: bbtpld@gmail.com