Hàng loạt ngân hàng báo lỗ và nợ xấu tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm

Trang Anh

28/01/2022 20:14

Theo dõi trên

Đến nay có nhiều ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2021. Bên cạnh có nhiều ngân hàng “ăn nên làm ra” thì có nhiều ngân hàng lỗ thậm chí lỗ lớn trong giai đoạn cuối năm.

4928_ncb

 Ngân hàng NCB báo lỗ hơn 203 tỷ đồng trong quý 4/2021, mức lỗ quý kỷ lục của ngân hàng này.

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB – mã CK: NVB) vừa báo lỗ trước thuế hơn 203 tỷ, đây là mức lỗ quý lớn nhất trong lịch sử của ngân hàng này, lỗ gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân là do khoản thu chính của Ngân hàng NCB từ lãi thuần trong quý 4/2021 giảm đến 71,6% so với quý 4/2020 chỉ còn hơn 171 tỷ đồng; lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ hơn 21 tỷ, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn có lãi hơn 8 tỷ. Đồng thời, so với cùng kỳ năm ngoái, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng NCB tăng gấp gần 10 lần lên đến hơn 97 tỷ đồng.

Mặc dù so với cùng kỳ, lãi từ hoạt động tăng hơn 162% đạt hơn 42 tỷ, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 274% đạt hơn 269 tỷ vẫn không thể “cứu” lợi nhuận Ngân hàng NCB trong quý 4.

Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Ngân hàng NCB giảm đến 15.817 so với hồi đầu năm (tương đương giảm 17,7%) chỉ còn hơn 73.784 tỷ đồng.

Trong đó, khoản mục tiền, vàng gửi các TCTD khác và cho vay các TCTD chỉ bằng 1/4 cuối năm trước với 3.201 tỷ đồng (giảm hơn 8.900 tỷ đồng). Tuy vậy, cho vay khách hàng của NCB vẫn ghi nhận tăng trưởng 3,2% đạt 41.615 tỷ đồng.

Tiền gửi khách hàng tại ngân hàng giảm hơn 7.500 tỷ đồng còn 64.520 tỷ đồng (giảm mạnh 10,5%).

Số dư nợ xấu của Ngân hàng NCB trong quý 4/2021 tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ lên 1.249 tỷ đồng, điều này khiến tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,51% cuối năm trước lên 3%.

Cùng hoàn cảnh là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank; Mã CK: SGB) cũng vừa báo lỗ trước thuế hơn 40 tỷ, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 56 tỷ. Nguyên nhân là do các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng này giảm mạnh trong khi các chi phí lại tăng vọt.

5034_sgb

 Ngân hàng SaigonBank báo lỗ 40 tỷ và nợ xấu tăng gần 46% trong quý 4/2021.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần ngân hàng SaigonBank giảm 5,9% so với cùng kỳ xuống còn 136 tỷ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 40% chỉ còn 6,6 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 15% còn 7,3 tỷ đồng.

Trong khi đó, Ngân hàng SaigonBank phải chi gần 113 tỷ đồng cho chi phí dự phòng, cao gáp 10 lần so với quý 3/2021 và chi phí hoạt động tăng 90,5% so với cùng kỳ lên mức 213,4 tỷ đồng.

Do đó, trong quý 4/2021, Ngân hàng SaigonBank lỗ trước thuế và sau thuế lần lượt là 40,2 tỷ và 38,5 tỷ đồng. So với quý 3/2021, ngân hàng này vẫn có lãi lần lượt là 57,5 tỷ và 52 tỷ đồng.

Ngoài ra, nợ xấu của Ngân hàng SaigonBank tăng đến 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 325 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 1,44% lên mức 1,97%.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank - Mã CK: BVB) báo lỗ trước thuế hơn 74 tỷ đồng do ngân hàng trích lập dự phòng toàn bộ đối với danh mục tín dụng của khách hàng ảnh hưởng dịch Covid – 19; VietCapital Bank cũng hiện chính sách miễn giảm lãi, cơ cấu lại nợ,... cho khách hàng ảnh hưởng dịch bệnh.

5111_bYn_viYt_bank

 Ảnh hưởng dịch Covid-19, Ngân hàng VietCapitalBank cũng lỗ hơn 74 tỷ đồng trong quý 4/2021.

  Ngân hàng NCB báo lỗ hơn 203 tỷ đồng trong quý 4/2021, mức lỗ quý kỷ lục của ngân hàng này.Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB – mã CK: NVB) vừa báo lỗ trước thuế hơn 203 tỷ, đây là mức lỗ quý lớn nhất trong lịch sử của ngân hàng này, lỗ gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân là do khoản thu chính của Ngân hàng NCB từ lãi thuần trong quý 4/2021 giảm đến 71,6% so với quý 4/2020 chỉ còn hơn 171 tỷ đồng; lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ hơn 21 tỷ, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn có lãi hơn 8 tỷ. Đồng thời, so với cùng kỳ năm ngoái, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng NCB tăng gấp gần 10 lần lên đến hơn 97 tỷ đồng.

Mặc dù so với cùng kỳ, lãi từ hoạt động tăng hơn 162% đạt hơn 42 tỷ, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 274% đạt hơn 269 tỷ vẫn không thể “cứu” lợi nhuận Ngân hàng NCB trong quý 4.

Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Ngân hàng NCB giảm đến 15.817 so với hồi đầu năm (tương đương giảm 17,7%) chỉ còn hơn 73.784 tỷ đồng.

Trong đó, khoản mục tiền, vàng gửi các TCTD khác và cho vay các TCTD chỉ bằng 1/4 cuối năm trước với 3.201 tỷ đồng (giảm hơn 8.900 tỷ đồng). Tuy vậy, cho vay khách hàng của NCB vẫn ghi nhận tăng trưởng 3,2% đạt 41.615 tỷ đồng.

Tiền gửi khách hàng tại ngân hàng giảm hơn 7.500 tỷ đồng còn 64.520 tỷ đồng (giảm mạnh 10,5%).

Số dư nợ xấu của Ngân hàng NCB trong quý 4/2021 tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ lên 1.249 tỷ đồng, điều này khiến tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,51% cuối năm trước lên 3%.

Cùng hoàn cảnh là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank; Mã CK: SGB) cũng vừa báo lỗ trước thuế hơn 40 tỷ, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 56 tỷ. Nguyên nhân là do các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng này giảm mạnh trong khi các chi phí lại tăng vọt.

Ngân hàng SaigonBank báo lỗ 40 tỷ và nợ xấu tăng gần 46% trong quý 4/2021.Cụ thể, thu nhập lãi thuần ngân hàng SaigonBank giảm 5,9% so với cùng kỳ xuống còn 136 tỷ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 40% chỉ còn 6,6 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 15% còn 7,3 tỷ đồng.

Trong khi đó, Ngân hàng SaigonBank phải chi gần 113 tỷ đồng cho chi phí dự phòng, cao gáp 10 lần so với quý 3/2021 và chi phí hoạt động tăng 90,5% so với cùng kỳ lên mức 213,4 tỷ đồng.

Do đó, trong quý 4/2021, Ngân hàng SaigonBank lỗ trước thuế và sau thuế lần lượt là 40,2 tỷ và 38,5 tỷ đồng. So với quý 3/2021, ngân hàng này vẫn có lãi lần lượt là 57,5 tỷ và 52 tỷ đồng.

Ngoài ra, nợ xấu của Ngân hàng SaigonBank tăng đến 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 325 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 1,44% lên mức 1,97%.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank - Mã CK: BVB) báo lỗ trước thuế hơn 74 tỷ đồng do ngân hàng trích lập dự phòng toàn bộ đối với danh mục tín dụng của khách hàng ảnh hưởng dịch Covid – 19; VietCapital Bank cũng hiện chính sách miễn giảm lãi, cơ cấu lại nợ,... cho khách hàng ảnh hưởng dịch bệnh.

Ảnh hưởng dịch Covid-19, Ngân hàng VietCapitalBank cũng lỗ hơn 74 tỷ đồng trong quý 4/2021.Cụ thể, trong quý 4, thu nhập lãi thuần của ngân hàng này tăng 14,7% so với cùng kỳ đạt 358.3 tỷ đồng nhưng các nguồn thu ngoài lãi giảm mạnh. Trong đó, kinh doanh ngoại hối lỗ gần 960 triệu đồng trong khi cùng kỳ lãi 11,4 tỷ đồng; lãi thuần từ dịch vụ chỉ tăng nhẹ 1% đạt gần 19,4 tỷ đồng; mua bán chứng khoán đầu tư giảm đến 95% chỉ đạt 3 tỷ và lãi từ hoạt động khác giảm 44% còn hơn 19,5 tỷ đồng.

Trong khi đó, chi phí hoạt động trong quý 4/2021 lại tăng 34% lên gần 128 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh 66% xuống còn hơn 53 tỷ đồng. Đồng thời trong quý 4/2021, Viet Capital Bank phải tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 33,6% so với cùng quý 4/2020 lên mức 127,7 tỷ đồng.

Do đó, trong quý 4, Viet Capital Bank báo lỗ trước thuế hơn 74 tỷ đồng, lỗ sau thuế 59,4 tỷ đồng.

Đáng chú ý, nợ xấu tại Viet Capital Bank tăng 5,8% so với đầu năm, ghi nhận gần 1.176 tỷ đồng. Trong đó, tăng mạnh nhất là Nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn ghi nhận hơn 166 tỷ đồng, tăng 24% và Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn tăng 8% lên hơn 824 tỷ đồng.

Bên cạnh các ngân hàng báo lỗ trong quý 4, nhiều ngân hàng cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý này giảm so với cùng kỳ như Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGBank; Mã Ck: PGB) giảm 29,2% hay Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank; Mã CK: BAB) giảm 3%.

Như vậy, các ngân hàng báo lỗ trong quý 4/2021 chủ yếu là do việc tăng mạnh trích lập dự phòng bởi nợ xấu tăng mạnh. Tuy nhiên góc nhìn tích cực khác, không phải tất cả các khoản nợ xấu đều mất đi. Theo đó, khi mỗi khoản nợ xấu được xử lý, thu hồi, số tiền trích lập dự phòng sẽ được hạch toán trực tiếp vào thu nhập bất thường. Do đó, chi phí dự phòng cũng được xem như “của để dành” có thể hoàn nhập trở lại và góp vào lợi nhuận trong tương lai của ngân hàng./.

Bạn đang đọc bài viết "Hàng loạt ngân hàng báo lỗ và nợ xấu tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm" tại chuyên mục Kinh tế. Thông tin chi tiết xin liên hệ số hotline: 0971.008.956 hoặc gửi email về địa chỉ: bbtpld@gmail.com