Cụ thể, năm 2023 dự toán tổng số thu NSNN là 1.620,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so với ước tính thực hiện năm 2022; tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,7%GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13,3%GDP. Cụ thể, thu nội địa 1.334,2 nghìn tỷ đồng; thu từ dầu thô (trên cơ sở sản lượng khai thác trong nước gần 8 triệu tấn, giá dầu bình quân khoảng 70 USD/thùng) là 42 nghìn tỷ đồng; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 239 nghìn tỷ đồng; thu viện trợ 5,5 nghìn tỷ đồng. Dự toán tổng số thu NSTW năm 2023 là 863,5 nghìn tỷ đồng, tổng số thu NSĐP là 757,2 nghìn tỷ đồng.
Dự toán tổng số chi NSNN là 2.076,2 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so với dự toán chi NSNN năm 2022. Trong đó, chi đầu tư phát triển 726,7 nghìn tỷ đồng; chi thường xuyên là 1.172,3 nghìn tỷ đồng; chi trả nợ lãi 102,9 nghìn tỷ đồng; chi cải cách tiền lương, lương hưu, điều chỉnh một số chế độ trợ cấp, phụ cấp và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở 12,5 nghìn tỷ đồng; các khoản chi còn lại khác 61,8 nghìn tỷ đồng. Báo cũng cung cấp số liệu về dự toán chi NSTW và NSĐP năm 2023 chi tiết theo lĩnh vực.
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2023 trong báo cáo được công bố với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%, Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,0-6,0%, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%.
Trước đó, theo số liệu Tổng cục Thống kê mới công bố, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 ước tính trên 8%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.110 USD.