Phát biểu tại nghị trường Quốc hội chiều 28/10, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá 2022 là năm kinh tế - xã hội được điều hành quản và lý thành công. Tăng trưởng GDP dự báo đạt 7,5-8%; CPI tăng 2,74%; nợ công bằng khoảng 45% GDP; và tình hình xuất, nhập khẩu tích cực, cả nước dự kiến xuất siêu 8 tỷ USD.
Đồng thời, người đứng đầu ngành tài chính cũng nêu một số vấn đề được các đại biểu quan tâm như quản lý thị trường trái phiếu và điều hành bán lẻ xăng, dầu...
Ông Phớc cho biết thu ngân sách Nhà nước dự kiến đạt khoảng 1,614 triệu tỷ đồng (vượt dự toán 202.400 tỷ). Trong đó, thu nội địa được ghi nhận tăng trưởng 9,8%.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho biết năm nay là năm giảm thuế nhiều nhất với 233.00 tỷ đồng. Trong 9 tháng vừa qua, cơ quan chức năng đã giảm và gia hạn thuế 151.237 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử ngành thuế.
Đồng thời, ngành thuế đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu như phát hành hóa đơn điện tử, xây cổng thông tin điện tử xuyên biên giới. Đáng chú ý, trong 9 tháng, khoảng 3.167 tỷ đồng được thu từ 37 doanh nghiệp công nghệ lớn như Google, YouTube, Microsoft, TikTok…
Quay số điện tử hóa đơn may mắn, và chống chuyển nhượng bất động sản hai giá tăng 15 nghìn tỷ...
Về dự toán ngân sách năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ, năm 2023 sẽ là năm tiềm ẩn nhiều khó khăn như giá nguyên vật liệu trong nước tăng, dầu xăng khó khăn, lãi suất tiền gửi và tiền vay trong nước đều tăng cao, room tín dụng thắt chặt và thị trường vốn khó khăn. Đặc biệt là lạm phát và lãi suất thế giới tăng cao tác động mạnh đến điều hành kinh tế - xã hội nước ta, tác động đến sản xuất kinh doanh.