Nhà thầu xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động, bồi thường tối đa 100 triệu đồng/người/vụ

Theo quy định mới, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.

Bảo hiểm người lao động trên công trường 100 triệu đồng/người/vụ

Chính phủ ban hành Nghị định 67/2023 quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. 

theo-quy-dinh-moi-gioi-han-trach-nhiem-bao-hiem-bat-buoc-doi-voi-nguoi-lao-dong-thi-cong-tren-cong-truong-la-100-trieu-dong-cho-mot-nguoi-trong-mot-vu-tai-nan-pld-1694450921.jpeg

Nghị định nêu rõ, đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.

Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường quy định.

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.  Theo đó, việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.

Mức phí bảo hiểm 1. Phí bảo hiểm cho thời hạn 1 năm (Chưa bao gồm thuế GTGT)

can-cu-vao-muc-do-rui-ro-cua-doi-tuong-bao-hiem-pld-1694450921.jpeg

Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.

2. Phí bảo hiểm ngắn hạn

nguyen-tac-boi-thuong-bao-hiem-pld-1694450921.jpeg

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm

Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động

Các khoản chi trả bảo hiểm bao gồm: Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị; Chi phí y tế thực tế… Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ trường hợp tai nạn lao động xảy ra hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh gây thương tật cho người lao động và thương tật này bị làm trầm trọng thêm bởi các thương tật hoặc bệnh tật trước đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho phần bị làm trầm trọng thêm đó.