Quý III/2021 chỉ số giá tiêu dùng giảm 6,17%

01/10/2021 10:21

Theo dõi trên

Theo Báo cáo số 191/BC-TCTK ngày 29/9/2021 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng 8/2021.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Tổng cục Thống kê cho biết, giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm; thực hiện Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31/7/2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4 cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là các nguyên nhân chính làm chỉ số CPI tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9 tăng 2,06%; CPI bình quân quý III/2021 tăng 2,51%. Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%.

GDP

 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016

Lý giải nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, bà Hương nhấn mạnh: Trong tháng qua, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, giá thuê nhà giảm; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; người dân được hỗ trợ giá điện theo Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31/7/2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4 cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19… là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9/2021 tăng 2,06%; CPI bình quân quý III/2021 tăng 2,51%.

tieu dung

 Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm giá đã kéo chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng xuống thấp

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có 5 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 6 nhóm có chỉ số giá tang so với tháng trước.

Cụ thể, 6 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm đồ uống và thuốc lá có mức tăng cao nhất là 0,17%, chủ yếu do giá thuốc lá tăng 0,48% khi chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung hạn chế.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09% do nhu cầu sử dụng các thiết bị tủ lạnh; máy vi tính và phụ kiện; máy in, máy chiếu, máy quét tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03% do dịch Covid-19 diễn biến nhanh và phức tạp, các địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin phòng chống dịch nên nhu cầu mua các loại thuốc, dụng cụ y tế tăng làm giá thuốc các loại tăng 0,11%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác lần lượt tăng 0,02%; 0,01%; 0,02%.

5 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm giáo dục có mức giảm nhiều nhất với 2,89%, nguyên nhân chính là do một số địa phương thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2021-2022 trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục giảm 3,35%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 1,99% chủ yếu do giá tiền thuê nhà giảm 1,99% để hỗ trợ người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, giá điện giảm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg và thời tiết sang thu nên nhu cầu tiêu dùng điện, nước giảm làm giá điện sinh hoạt giảm 4,96% và giá nước sinh hoạt giảm 1,66%.

Nhóm giao thông giảm 0,16%, chỉ số giá xăng tháng 9/2021 giảm 0,38%, giá dầu diezen giảm 0,39%.

Giá ô tô đã qua sử dụng giảm 0,74% do các đại lý kinh doanh gặp khó khăn về tài chính nên giảm giá nhiều loại xe.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,16% do nguồn cung dồi dào, trong đó: Lương thực tăng 0,12%; thực phẩm giảm 0,3%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,04%.

Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%, tập trung giảm ở giá điện thoại di động và máy tính bảng.

Theo Tổng cục Thống kê, cần chủ động thực hiện bảo đảm cân đối cung-cầu, bình ổn thị trường, giá cả, nhất là những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt, công tác đánh giá, phân biệt các mặt hàng, nguyên liệu có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn cần thực hiện kỹ càng, từ đó đưa ra những chính sách kiểm soát phù hợp.

Theo Tầm nhìn

Bạn đang đọc bài viết "Quý III/2021 chỉ số giá tiêu dùng giảm 6,17%" tại chuyên mục Kinh tế. Thông tin chi tiết xin liên hệ số hotline: 0971.008.956 hoặc gửi email về địa chỉ: bbtpld@gmail.com