Sau Google, Alibaba 'nhập cuộc' phát triển ứng dụng siêu trí tuệ AI, tất cả đều gặp phải hội chứng tâm lý FOMO?

Từ khi ChatGPT "xâm chiếm" thế giới, các nhà sản xuất công nghệ bắt đầu phát triển những ứng dụng, phần mềm dựa trên sự phát triển tiên tiến của trí tuệ nhân tạo AI. Thế nhưng, đã có nhà sản xuất phải gặp "trái đắng" khi cố tình chạy đua với trào lưu mới.

Nhà sản xuất "đăng nhập" cuộc chơi cùng ChatGPT

Từ khi siêu ứng dụng Chatbot AI ra đời, cả thế giới như đảo loạn, các công ty công nghệ phải dè chừng siêu ứng dụng đến từ nhà phát triển OpenAI. Dường như tất cả đã phải dè chừng với sức mạnh đáng gờm từ ChatGPT khi dường như bất kỳ câu hỏi nào cũng nhận được câu trả lời có độ chính xác cao với tốc độ chóng mặt. 

chatgptbardaigetty-1675919189776-680-1675999638.png

Một cuộc đua cạnh tranh về công nghệ giữa các "ông lớn" đang diễn ra.

 

Vượt qua hàng loạt bài kiểm tra, được các giáo sư, nhà nghiên cứu đánh giá cao quả thật ChatGPT đặt ra nhiều bài toán và các mối lo ngại đối với nhiều người. Thế nhưng, các nhà sản xuất công nghệ khác thì xem đây là một “đỉnh núi” để vượt qua, một cột mốc để chinh phục. 

Lúc này, Google rục rịch trình làng Bard - ứng dụng AI từ qua đó có thể thấy tham vọng từ đến từ nền tảng này. Bard sẽ trả lời câu hỏi của người dùng và tham gia các cuộc trò chuyện. Pichai tiết lộ đang thử nghiệm công cụ chatbot AI này trên một nhóm nhỏ, trước khi phổ biến rộng rãi hơn trong vài tuần tới.

Ngày 8/2, Tập đoàn công nghệ Alibaba của Trung Quốc thông báo đang phát triển một công cụ chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI (Mỹ). Đây là động thái mới trong cuộc chạy đua của các tập đoàn công nghệ lớn nhằm tận dụng cơn sốt chatbot AI.

FOMO là viết tắt của Fear of missing out - cụm từ chỉ về nỗi sợ của một ai đó khi bỏ lỡ hoặc bị mất cơ hội. Những người mắc hội chứng này thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi việc mình sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. 

Bên cạnh đó, nhà sản xuất tại Trung Quốc là Baidu sẽ ra mắt một chatbot hỗ trợ AI vào tháng 3. Công cụ này vẫn chưa được đặt tên chính thức, song nó sẽ tích hợp vào dịch vụ tìm kiếm chính của tập đoàn được mệnh danh "Google Trung Quốc".

Gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc - Baidu cũng đã nhảy vào làn sóng ứng dụng chatbot AI như ChatGPT

Mặc dù có nhiều công ty Trung Quốc đang phát triển công cụ AI tương tự, Baidu - với quy mô khổng lồ của họ, tham gia vào lĩnh vực này sẽ tạo bước ngoặt quan trọng, mở ra tiềm năng to lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến ngành công nghệ.

Thế nhưng, đây có phải là nỗi lo sợ tuột lùi lại phía sau của các ông lớn trong nền tảng công nghệ. Nó khiến người ta liên tưởng đến hội chứng FOMO - nỗi sợ hãi của bản thân khi bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm. Từ tâm lý lo lắng mà thoi thúc bản thân luôn muốn cập nhập về hoạt động của bạn bè hoặc người khác để xem họ đang làm gì. Cũng giống như cách các ông lớn nôn nóng để được tạo ra một “phiên bản” ChatGPT của riêng mình.

Trèo cao, té đau

Thế nhưng, không phải sự cập nhật xu hướng nào cũng thành công. Bởi lẽ OpenAI cũng mất nhiều năm liền để nghiên cứu và tạo dựng một phiên bản ChatGPT hoàn hảo và toàn diện. Sự nóng vội của các nhà sản xuất công nghệ hàng đầu thế giới đã khiến họ phải trả giá đắt.

Vừa ra mắt, Bard của Google tưởng chừng là bom tấn hóa ra lại là quả bom xịt, gây thất vọng trên toàn cầu khi phát hiện đã trả lời sai một câu hỏi về mặt kiến thức không quá phức tạp. "Lỗ hổng kiến thức" của Bard đã khiến giá cổ phiếu của Google giảm hơn 7% vào cuối ngày 8/2, trong khi các nhà đầu tư cũng bị "sốc" trước những diễn biến mới nhất này. Google đã lỗ khoảng 100 tỷ USD vốn hóa chỉ vì sự cố này, từ đó, trở thành bài học đắt giá cho những nhà nghiên cứu khác. 

Google vừa ra mắt đã gặp thất bại, đây là lời cảnh tỉnh đối với những nhà nghiên cứu, phát triển khác

Có thể thấy, chỉ vì không muốn bỏ lỡ xu hướng này mà các nhà nghiên cứu mới dồn hết công lực vào tìm hiểu và phát triển những bản sao của ChatGPT với mục tiêu phải vượt trội và mạnh mẽ hơn. Thế nhưng, sự gấp gáp và nỗi ám ảnh từ người đi trước đã khiến các nhà sản xuất thất bại. 

Trong tương lai, chắc chắn sẽ có nhiều ứng dụng liên quan đến trí tuệ nhân tạo được phát triển và trình làng. Thế nhưng, muốn tung ra thị trường đòi hỏi sự cẩn trọng và các nhà phát triển mất nhiều thời gian để thử nghiệm và vượt qua hàng loạt bài test chất lượng gắt gao.