Bài viết mới nhất từ TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Dạy thêm, học thêm và câu hỏi lớn về triết lý giáo dục
Tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 20/6/2025, tranh luận giữa Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương về vấn đề dạy thêm, học thêm đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Sáp nhập tỉnh: Chương mới của lịch sử địa phương và khơi thông động lực quốc gia
Việc sáp nhập các tỉnh/thành - giảm từ 63 xuống còn 34 là một cải cách hành chính cấp quốc gia với tầm vóc to lớn, không chỉ đơn thuần đổi bản đồ tỉnh thành, mà là một bước ngoặt tái cấu trúc toàn diện để xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại, đủ tầm đón đầu cơ hội trong kỷ nguyên mới.
Đột phá thể chế cho giấc mơ an cư
"An cư thì mới lạc nghiệp". Câu nói ấy không chỉ là một châm ngôn đời thường, mà còn là định hướng lớn cho chính sách phát triển quốc gia.
Để quy hoạch trở thành động lực phát triển
Tháng 8 năm 2024, một doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Trị đề xuất đầu tư dự án kho bãi tập kết hàng hóa với tổng vốn hơn 700 tỷ đồng. Tuy nhiên, khu đất dự kiến triển khai dự án lại nằm ngoài quy hoạch sử dụng đất công nghiệp của tỉnh. Để dự án được thực hiện, địa phương buộc phải điều chỉnh quy hoạch, trình lên các bộ, ngành liên quan để thẩm định và phê duyệt. Quy trình này mất rất nhiều thời gian, khiến doanh nghiệp phải chờ đợi, hàng loạt chi phí phát sinh.
Tư duy chiến lược và những đột phá từ "bộ tứ trụ cột"
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, diễn ra ngày 18/5/2025 tại Nhà Quốc hội, đã để lại dấu ấn đặc biệt trong đời sống chính trị của đất nước.
Phân quyền đúng, tăng trưởng mạnh
Phân cấp, phân quyền triệt để không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật hành chính. Đó là một cuộc cách mạng về tư duy quản trị, nơi chính quyền địa phương không còn bị xem như "cánh tay nối dài" của cấp trên, mà trở thành những chủ thể có năng lực hành động độc lập, sáng tạo và chịu trách nhiệm rõ ràng trước nhân dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân
Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Công trình công – quản trị tư
"Xây xong rồi để đấy" – cụm từ ấy đang dần trở thành nỗi ám ảnh quen thuộc khi nói đến không ít công trình văn hóa, thể thao, giao thông ở nước ta. Hàng nghìn tỷ đồng ngân sách đã được rót vào những sân vận động vắng khách, làng văn hóa hoang vắng, nhà hát ít người xem, bảo tàng ít người đến… Không chỉ lãng phí vốn đầu tư ban đầu, những công trình ấy còn kéo dài tình trạng thua lỗ, xuống cấp và gây áp lực nặng nề lên ngân sách bảo trì hằng năm. Sân vân động Mỹ Đình là một ví d...
Hòa bình và thịnh vượng sau 50 năm đất nước thống nhất
Năm mươi năm trước, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, cả dân tộc Việt Nam vỡ òa trong niềm hân hoan khôn tả. Những đoàn người đổ ra đường, những lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má... Tất cả đã tạo nên bản tráng ca bất tử về khát vọng hòa bình và thống nhất.
Bốn lần gặp gỡ - một mối thân tình
Trong dòng chảy không ngừng của ngoại giao khu vực và thế giới, một sự kiện vừa diễn ra đã để lại ấn tượng sâu sắc: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã lần thứ tư thăm Việt Nam trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Trong quan hệ quốc tế, hiếm có mối bang giao nào lại được đánh dấu bằng nhiều cuộc gặp cấp cao như vậy trong cùng một giai đoạn lãnh đạo.
Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng
Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ nhận tai hại.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Thông điệp của Tổng Bí Thư về phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy và tầm nhìn chiến lược
Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân (KTTN), đồng thời mang tầm nhìn chiến lược đối với định hướng phát triển đất nước.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Hành chính - Công vụ tài giỏi: Điều kiện thành công
Chính sách, pháp luật chỉ tốt ngang bằng với việc chúng được thực thi như thế nào trong cuộc sống. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong hai năm 2022-2023 với quy mô lên đến 350.000 tỷ đồng cũng vậy.