giải pháp
Giáo dục và những giải pháp trong công tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh năm học 2022 đã thực hiện trên đúng tinh thần và hướng dẫn của Bộ GD & ĐT cơ bản đạt được những kết quả tốt và hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá lại toàn bộ quy trình cũng như áp dụng vào thực tế cho những năm học tiếp theo đòi hỏi cần có những điều chỉnh cho phù hợp. Bởi không ít những bất cập cần được xem xét kỹ lưỡng và khắc phục kịp thời.
Triển khai các chương trình KHCN Quốc gia đến năm 2030: Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao trên tinh thần chấp nhận rủi ro
Các chương trình sẽ theo hướng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN trên tinh thần chấp nhận rủi ro trong khoa học theo thông lệ quốc tế; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, tạo điều kiện cho khoán sản phẩm và hậu kiểm, gắn kết với thúc đẩy đổi mới trong doanh nghiệp.
Giải pháp gỡ vướng trong quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
Vấn đề tồn tại trong chuỗi cung rừng trồng hiện nay là xác minh tính hợp pháp của nguồn gỗ và xác minh tính hợp pháp của các giao dịch tại các khâu trung gian trong chuỗi. Hầu hết các Chi cục Kiểm lâm địa phương đều cho rằng, quy định như hiện nay không thể kiểm soát được nguồn gốc lâm sản, rất dễ bị lợi dụng để hợp thức hóa các lâm sản có nguồn gốc không hợp pháp.
Nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, thực hiện các giải pháp phù hợp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ liên quan nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và có giải pháp ổn định thị trường giá cả lúa gạo và bảo đảm lợi ích người nông dân.
8 nhóm nhiệm vụ để thúc đẩy kinh tế tập thể, khắc phục tình trạng sản xuất, kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ
Đánh giá khu vực kinh tế tập thể đã cơ bản khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 8 nhóm nhiệm vụ cần triển khai thời gian tới để khu vực kinh tế này phát huy được dư địa, tiềm năng, triển vọng phát triển còn rất lớn, dẫn dắt các hộ cá thể nhỏ lẻ khắc phục tình trạng sản xuất, kinh doanh manh mún, chia cắt, tự phát, đi con đường chính ngạch, vào thị trường khó tính.
Hài hòa các giải pháp để hoàn thành "mục tiêu kép" trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19
Đời sống, an sinh xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự bùng phát của dịch COVID -19, đặc biệt là đợt dịch lần thứ 4, dẫn đến nhiều địa phương phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 3, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có mặt đã biểu quyết tán thành ban hành Nghị quyết một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Nghị quyết sẽ được khẩn trương hoàn chỉnh xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành trước ngày 01/10/2021.
Thêm giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua đại dịch
Ngày 16/9, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
Infographic: Phương châm “4 tại chỗ” phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19
Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng… gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của người dân. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc lực lượng phòng chống thiên tai (PCTT) địa phương và từng người dân nắm chắc phương châm “4 tại chỗ” trong bối cảnh dịch bệnh là điều rất quan trọng.
Việt Nam ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng ngoại giao và pháp lý
Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực và bằng các giải pháp, biện pháp hoà bình phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (Công ước).