Việc Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero-Covid, cùng với đó là thị trường bất động suy giảm đã khiến sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa cũng như xuất khẩu trong tháng 5 giảm mạnh.
Được biết, hơn 55% sản lượng tiêu thụ xi măng của Việt Nam phụ thuộc vào ngành bất động sản. Việc thị trường bất động sản gặp khó khăn sẽ gây áp lực mạnh lên sản lượng tiêu thụ xi măng của toàn ngành xi măng.
Cụ thể, sản lượng xuất khẩu trong tháng 5 của toàn ngành chỉ đạt 1,6 triệu tấn, giảm 50% so với tháng trước. Trong đó, sản lượng xi măng là gần 1,7 triệu tân, giảm 40% so với tháng trước và giảm 30% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, xuất khẩu clinker giảm mạnh tới 87% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 421.588 tấn.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, tổng lượng xuất khẩu đạt gần 16 triệu tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tháng 5, hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều sụt giảm mạnh, tiêu biểu là Bangladesh, Đài Loan, Malaysia đã giảm mạnh cả về lượng và giá trị... Đặc biệt, 2 thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất của nước ta là Trung Quốc giảm tới 83%, Philippin giảm 45%, Trung Quốc so với tháng trước.
Được biết, tại Philippin vẫn đang diễn ra phiên xử chống bán phá giá mặt hàng xi măng nhập từ Việt Nam. Bên cạnh đó, nhập khẩu vào thị trường này cũng bị ảnh hưởng bởi vận tải biển khó khăn và giá cước cao.
Về giá trị xuất khẩu, trong giai đoạn này cung đã có sự sụt giảm nghiêm trọng khi chỉ đạt hơn 48,8 triệu USD, giảm 57% so với tháng 4.
Đối với tiêu thụ nội địa, lượng tiêu thụ xi măng nội địa trong tháng 5 vừa qua cũng giảm 18% so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giá bán các loại xi măng đã tăng tới 3 lần so với đầu năm.
Thời điểm này đã qua giai đoạn cao điểm về nhu cầu xi măng khi các công trình thi công đã vào chu kỳ ổn định. Bên cạnh đó, giai đoạn hậu Covid19, xây dựng dân dụng giảm do kinh tế eo hẹp, người dân cạn tiền dự trữ, dù giá thép có xu hướng giảm.
Dự báo về thị trường xi măng năm 2022, sản lượng tiêu thụ mặt hàng này sẽ tăng trưởng trở lại do đang đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm. Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất sẽ gặp áp lực lớn để duy trì như hiện nay do cạnh tranh lớn cùng áp lực từ giá đầu vào.