Thành phố Hà Nội cũng vận động các tổ chức, cá nhân trang trí chiếu sáng khu đô thị, mặt tiền trụ sở tòa nhà, khách sạn, trung tâm thương mại.
Theo Sở VHTT, quyết định trên được đưa ra để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Theo công bố của UBND thành phố Hà Nội, hiện có 8 quận nội thành gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ, Long Biên, Nam Từ Liêm thuộc vùng cam – nguy cơ cao về dịch COVID-19. Các quận này đã có văn bản điều chỉnh các hoạt động không thiết yếu trên địa bàn, không tổ chức hoạt động tập trung đông người… để phòng chống dịch.
Mới đây nhất, thành phố Hà Nội cũng đã có Chỉ thị về công tác chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo đó, Sở Y tế Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan tăng cường phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong thời gian giao mùa Đông – Xuân.
Thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động lễ hội, tập trung đông người, có phương án, kịch bản đáp ứng phòng, chống dịch bệnh, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” khi dịch bệnh xảy ra.
Sở VHTT được thành phố giao nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng xuân mới Nhâm Dần 2022 đảm bảo ấn tượng, nội dung chất lượng nghệ thuật cao và an toàn.
Mới đây, tại Hội nghị giao ban công tác phòng, chống dịch COVID-19, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, việc dự báo tình hình phải thống nhất. Số ca mắc COVID-19 có thể lên tới 5.000- 7.000 ca/ngày. Có thể chủng Omicron sẽ lan ra cộng đồng với tốc độ rất nhanh. Sở Y tế phải xây dựng kịch bản mới, dựa trên tỷ lệ chuyển tầng điều trị, tử vong, không để quá tải ở tầng điều trị 2, 3. Các quận huyện thị xã cũng cần có kịch bản mới phù hợp với tình hình hiện tại. |