Để kiểm tra mình có đang vướng nợ xấu hay không, người dân có thể sử dụng một trong hai cách dưới đây để kiểm tra nhanh nhất.
Nợ xấu là gì?
Hiểu một các đơn giản, nợ xấu là khoản nợ khó đòi, khi người vay không thể trả nợ đúng hạn như cam kết trong hợp đồng vay. Nếu quá thời hạn thanh toán trên 90 ngày thì khoản nợ được xem là nợ xấu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu:
- Người vay thường xuyên không thanh toán nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.
- Người vay quên thanh toán hoặc cố tình chiếm dụng vốn của các tổ chức tín dụng mặc dù đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ.
- Người vay không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, thường xuyên chi tiêu mất kiểm soát, vượt hạn mức tín dụng được cấp và không có khả năng chi trả.
- Người vay chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.
- Người vay mua sắm trả góp tại các siêu thị, cửa hàng,... nhưng không thanh toán đúng thời hạn.
Phân loại nợ xấu
Theo quy định của ngân hàng nhà nước thì nợ được phân loại thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Khoản nợ trong hạn, vẫn có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn. Thời hạn quá hạn: Dưới 10 ngày.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu và còn đang trong hạn, vẫn có khả năng thu hồi nợ. Thời hạn quá hạn: Từ 10 đến 90 ngày.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Khoản nợ quá hạn đã được gia hạn nợ lần đầu nhưng vẫn bị chậm trả, cho thấy tình hình tài chính của người vay đang gặp rủi ro nghiêm trọng và khả năng trả nợ rất hạn chế. Thời hạn quá hạn: Từ 91 đến 180 ngày.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Khoản nợ quá hạn dù đã được gia hạn thời hạn trả nợ lần thứ 2, hoặc thuộc diện phải thu hồi trước hạn của tổ chức tín dụng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Thời hạn quá hạn: Từ 181 đến 360 ngày.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Khoản nợ quá hạn đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên và có khả năng không thu hồi được nợ. Quý khách sẽ không thể vay vốn, mở thẻ tín dụng ở bất cứ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào. Thời hạn quá hạn: Trên 360 ngày.
Như vậy, các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 với thời gian quá hạn trên 90 ngày sẽ bị liệt vào nhóm nợ xấu.
Cách để kiểm tra nợ xấu
Cách 1: Tra cứu nợ xấu qua website CIC
CIC - Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam, đây là nơi lưu trữ tất cả thông tin tín dụng của khách hàng khi tiến hành mở khoản vay tại các ngân hàng. Bằng cách truy cập website CIC MIỄN PHÍ, người vay có thể tra cứu lịch sử tín dụng xem bản thân có đang dính nợ xấu hay không.
- Bước 1: Truy cập website của CIC tại địa chỉ https://cic.gov.vn/
- Bước 2: Nhấn chọn “Đăng ký” > Điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu > Nhấn chọn “Tiếp tục”. Ở bước này, quý khách nên nhập email và số điện thoại chính chủ để nhận thông báo từ CIC.
- Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về từ số điện thoại đã đăng ký > Nhấn chọn “Đồng ý” để chấp nhận điều khoản dịch vụ > Nhấn “Tiếp tục”.
- Bước 4: Sau khi đã hoàn tất các thao tác nêu trên, nhân viên CIC sẽ gọi đến số điện thoại quý khách đã cung cấp để xác minh thông tin. Nếu thông tin chính xác, quý khách sẽ được cung cấp một tài khoản bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu qua SMS/Email.
- Bước 5: Lấy thông tin đăng nhập và kiểm tra nợ xấu trong phần thông tin cá nhân.
Cách 2: Kiểm tra nợ xấu qua ứng dụng CIC Connect
Để kiểm tra nợ xấu trên ứng dụng CIC, trước tiên quý khách cần tải ứng dụng CIC credit connect – Kết nối nhu cầu vay trên CH Play hoặc iCIC NATIONAL CREDIT INFORMATION CENTRE OF VIETNAM trên App Store > Đăng ký tài khoản > Nhập mã OTP để xác nhận.
Sau khi cài đặt và đăng ký tài khoản thành công, có thể thực hiện kiểm tra nợ xấu theo những bước sau:
- Bước 1: Chọn “Khai thác báo cáo” để bắt đầu tra nợ trên CIC.
- Bước 2: Xác thực khai thác báo cáo bằng một trong các hình thức là mật khẩu/Vân tay/Face ID.
- Bước 3: Chọn mục “Khai thác báo cáo”. Chọn mục Báo cáo tín dụng thể nhân để tiến hành Kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND hoặc CCCD của mình. Mỗi khách hàng sẽ có 1 lượt miễn phí truy cập tra cứu đầu tiên trong năm, đến lần thứ 2 bạn sẽ phải thanh toán 22.000 đồng. Nhấn đồng ý để tiến hành kiểm tra.
- Bước 4: Nhập mã xác thực OTP.
- Bước 5: Vào mục “Xem báo cáo” để biết được kết quả nợ xấu.
Trong bản báo cáo tín dụng, quý khách cần lưu ý đến mục Mức độ rủi ro để đối chiếu thông tin xem mình có bị ghi nhận nợ xấu hay không.
Kiểm tra nợ xấu trực tiếp tại ngân hàng bằng CMND/CCCD.
Có xóa được nợ xấu không?
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thời gian xóa nợ xấu sẽ phụ thuộc vào cấp độ nghiêm trọng của các khoản nợ, cụ thể như sau:
- Đối với các khoản nợ nhóm 1: Ngân hàng nhà nước đã có chính sách ngừng cung cấp lịch sử tín dụng ngay lập tức cho các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đã tất toán. Vì vậy, việc thanh toán các khoản vay nhỏ dưới 10 triệu sẽ giúp cải thiện được lịch sử tín dụng của quý khách.
- Đối với các khoản nợ nhóm 2: Lịch sử nợ tín dụng sẽ được xóa sau 1 năm kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán các khoản vay.
- Đối với khoản nợ xấu thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5: Lịch sử nợ tín dụng sẽ được xóa sau 5 năm kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán các khoản vay. Sau 5 năm, quý khách có thể tiếp tục được vay trở lại.
Như vậy, sau 05 năm kể từ ngày bên đi vay giải quyết xong các khoản nợ xấu, những đối tượng thuộc nhóm khoản nợ xấu được xóa nợ trên CIC đồng thời có thể được vay tiếp như các trường hợp đi vay thông thường,