Bài viết mới nhất từ Thanh Nhàn
Đầu tư cho KH&CN để tiết kiệm và chống lãng phí?
Việc hiểu đúng về bản chất của KH&CN và đảm bảo đầu tư cho KH&CN thật sự hiệu quả trong thực tế là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện chính sách thực hành tiết kiệm chống lãng phí các nguồn lực ở Việt Nam.
Thị trường KH&CN Việt Nam: Những vướng mắc từ thể chế
Những vướng mắc đang bủa vây rất nhiều khâu của thị trường KH&CN và trở thành một trong những nguyên nhân khiến thị trường này khó phát triển, thậm chí bế tắc. Muốn góp phần tháo gỡ các vướng mắc ấy, có lẽ trước tiên cần xuất phát từ thể chế.
Giải Nobel Hóa học 2022: Hóa học click và ứng dụng trong nghiên cứu tế bào sống
Thi thoảng những câu trả lời đơn giản nhất lại là cái tốt nhất. Barry Sharpless và Morten Meldal đã đặt nền móng cho hóa học chớp nhoáng (click chemistry), còn Carolyn Bertozzi là người đem hóa học chớp nhoáng vào một chiều kích mới và bắt đầu sử dụng nó để lập bản đồ tế bào.
Đổi mới sáng tạo trong trường đại học: Vì sao còn nhiều khó khăn?
Mặc dù có khá nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ về chuyển giao kết quả nghiên cứu trong trường đại học và thúc đẩy sự hợp tác trường đại học - doanh nghiệp nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn cần sự ra tay của chính sách.
Đầu tư cho R&D: Bài học từ những doanh nghiệp tiên phong
Trước khi rất nhiều chính sách khuyến khích của nhà nước được ban hành, một số doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động “đi trước” đầu tư cho R&D. Thực tiễn thành công và thất bại của những trường hợp tiên phong cho thấy, một khi đã quyết tâm và tìm được hướng đi đúng, họ có thể tạo ra đột phá về sản phẩm bằng nội lực của chính mình.
Diễn đàn Việt Nam – Nhật Bản: Thêm một cánh cửa vào thế giới công nghệ hạt nhân
Khởi đầu như một nơi trao đổi về đào tạo nhân lực và công nghệ trên lộ trình VINATOM chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận nhưng ngay cả khi kế hoạch đã tạm dừng vào năm 2016, Diễn đàn Việt Nam – Nhật Bản vẫn được duy trì bền bỉ.
Một sức khỏe: Điều kiện cần để ngăn ngừa dịch bệnh
Cách nào để Việt Nam có thể vượt qua những mầm bệnh nguy hiểm có nguồn gốc từ động vật trong tương lai? Câu hỏi đó đặt ra ngày càng bức thiết khi đại dịch COVID-19 còn chưa lui thì sốt xuất huyết, căn bệnh lây truyền do virus dengue gây ra qua muỗi đốt, đang có xu hướng bùng phát ở Việt Nam.
Quỹ KH&CN của doanh nghiệp: Những vướng mắc?
Những tưởng chỉ có các quỹ KH&CN địa phương với dòng tiền chủ đạo từ ngân sách nhà nước mới gặp phải những khó khăn vướng mắc trong hoạt động, nhưng trên thực tế, điều này cũng được tái hiện ở các quỹ KH&CN của doanh nghiệp.
Quỹ KH&CN địa phương và doanh nghiệp: Nút thắt cơ chế?
Trải qua 15 năm với một nghị định, bốn thông tư hướng dẫn và một quyết định về tổ chức - hoạt động, đến giữa năm 2022, các quỹ KH&CN cấp địa phương và doanh nghiệp vẫn còn chưa thôi loay hoay tìm cách gỡ nút thắt cơ chế.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022: Khi khoa học được tôn vinh
Ở thời điểm này, người ta không thể thấy ngay những giá trị đóng góp vào xã hội của khoa học nhưng bằng những đầu tư bền bỉ và liền mạch, trong tương lai, nhiều ứng dụng từ đó sẽ được lan tỏa trong xã hội.
50 năm Hiệp định RCA: Gia tăng ứng dụng năng lượng nguyên tử vào cuộc sống
Để đưa các ứng dụng năng lượng nguyên tử vào giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội của các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau, có cách hiệu quả nào hơn là tập hợp các nguồn lực và phân bổ chúng “đúng chỗ, đúng việc”.
Chuyển giao công nghệ: Giải pháp nằm ở cơ chế? (Kỳ cuối)
Mong đợi về một môi trường lý tưởng với những cơ chế thông thoáng, thuận lợi cho các hoạt động chuyển giao công nghệ và đủ sức kết nối trường, viện với doanh nghiệp, có lẽ, chỉ dần trở thành hiện thực nếu các nút thắt chính sách được tháo gỡ.
Chuyển giao công nghệ: Cơ chế hỗ trợ đã đủ và phù hợp? (Kỳ 2)
Bằng cách nào nhà khoa học và doanh nghiệp, một bên có know-how và một bên cần công nghệ, có thể kết nối được với nhau, tạo ra một hợp tác bền chặt và qua đó, làm ra những sản phẩm mới mang tính sáng tạo?
Chuyển giao công nghệ: Để không còn là bài toán khó?
Có những câu hỏi day dứt trở đi trở lại trong vài thập niên “tại sao nhiều kết quả nghiên cứu ở Việt Nam không thể ứng dụng trong thực tế?”, “tại sao doanh nghiệp trong nước lại thờ ơ với công nghệ nội?”, “tại sao có những nghiên cứu chỉ ‘đút ngăn kéo’?”…
ĐBSCL phát triển thịnh vượng trong biến đổi khí hậu: Những giải pháp từ khoa học
Đồng bằng sông Cửu Long, một vựa lúa và vựa tôm cá của Việt Nam, đang đứng trước những thách thức của biến đổi khí hậu, thị trường, nguồn nhân lực… Có cách nào để ĐBSCL tự tháo gỡ được những nút thắt này?
Phát triển AI: Việt Nam đã sẵn sàng?
Xếp hạng 62 toàn cầu trong báo cáo “Xếp hạng Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ” (Government AI Readiness Index 2021) của Oxford Insights – một tổ chức tư vấn về chiến lược chuyển đổi số và AI ở Anh, Việt Nam đã thực sự chuẩn bị tốt cho cuộc chơi mới?
Phơi nhiễm bụi PM2.5: Rủi ro cho ai?
Trong những ngày mà chất lượng không khí ở mức thấp nhất trong năm, dù ở Hà Nội hay TPHCM, không ai có thể thoát khỏi sự đeo bám của những hạt bụi PM2.5. Thực tế này khiến chúng ta bất giác đặt câu hỏi “ai sẽ là người hứng chịu rủi ro nhiều nhất”.
Hệ thống đo độ ẩm đất bằng neutron vũ trụ: Nhiều ứng dụng từ một giải pháp
Thật khó có thể mường tượng ra sự kết nối giữa một lĩnh vực khoa học cơ bản xa xôi như vật lý năng lượng cao với một ứng dụng cụ thể trong cuộc sống hằng ngày nhưng điều đó đang hiển hiện thông qua hệ thống đo độ ẩm đất bằng neutron vũ trụ, nỗ lực trong vài năm qua của các nhà nghiên cứu ở Viện KH&KT hạt nhân (Viện NLNTVN).
COVIVAC: Sự chìm nổi của một vaccine Việt
Một lộ trình tiêm chủng thần tốc khiến người ta có thể yên tâm về độ phủ vaccine ở Việt Nam. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn day dứt câu hỏi “giờ này, các vaccine nội trong đó có COVIVAC nay đang ở đâu trong chiến lược phát triển vaccine covid của Việt Nam?”