biến thể
Biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có nguy hiểm?
Các nhà khoa học cảnh báo, BA.4 và BA.5 dường như là những phiên bản dễ lây lan nhất của virus SARS- CoV-2, chứa các đột biến có khả năng tấn công các tế bào phổi của con người và vì thế cũng nguy hiểm hơn so với các biến thể trước đó.
WHO: Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 toàn cầu tăng trở lại
Sau hơn một tháng giảm, số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã tăng trở lại từ tuần trước; khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm Hàn Quốc và Trung Quốc, có mức tăng cao nhất.
Canada phê duyệt vaccine COVID-19 đầu tiên có nguồn gốc từ thực vật
Canada đã phê duyệt vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới có nguồn gốc từ thực vật để sử dụng cho người lớn từ 18 đến 64 tuổi. Vaccine mới là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Medicago có trụ sở tại Quebec.
Thời điểm đại dịch chấm dứt?
Tổ chức Y tế Thế giới sẽ phải đối mặt với quyết định khó khăn trong việc tuyên bố chấm dứt đại dịch vào thời điểm nào khi giới chuyên môn chưa biết liệu virus còn sinh ra biến thể nào nữa không. Còn khả năng phản ứng chống dịch của các quốc gia trên toàn cầu lại quá khác nhau.
Biến thể Omicron: Bốn bí ẩn chưa có lời giải
Vì sao tỉ lệ các ca nhiễm biến thể Omicron tăng lên nhanh chóng nhưng giờ đây lại đang giảm mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới? Trả lời được những câu hỏi này có thể làm sáng tỏ hơn về tương lai của dịch bệnh và những điều có thể xảy ra tiếp theo với chúng ta.
Đã đến lúc chung sống với COVID-19 ?
Nhiều nước phương Tây đã dần dỡ bỏ các hạn chế để chuẩn bị cho việc chung sống với COVID-19. Nhưng các nhà khoa học cảnh báo chưa nên ảo tưởng rằng COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu trong ngày một ngày hai. Hãy chuẩn bị cho sự xuất hiện của biến thể tiếp theo.
Chính sách Zero COVID: Chắc chắn sẽ thất bại
Không lâu trước Thế vận hội Olympic thì Omicron, biến thể mới của corona bắt đầu lây lan ở Trung Quốc. Điều đó có thể làm trầm trọng thêm tình hình đại dịch ở trong nước.
Tranh cãi về biến thể virus lai giữa Delta và Omicron
Giáo sư Leondios Kostrikis cùng các cộng sự tại Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và Virus học phân tử thuộc Đại học Cyprus phát hiện một biến thể virus SARS-CoV-2 mới kết hợp các đặc điểm của hai biến thể Delta và Omicron. Họ đặt tên cho biến thể mới là Deltacron.
Omicron vẫn rất nguy hiểm và chưa phải là biến thể cuối cùng
Các đặc điểm sinh học khiến cho biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn và ít gây tử vong hơn, nhưng lây lan rất nhanh và có nguy cơ làm quá tải hệ thống y tế.
Omicron không tấn công phổi như các biến thể khác
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Omicron không nhân lên nhanh chóng trong mô phổi - nguyên nhân gây tổn thương phổi nặng ở những bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm các biến thể khác.
Khó theo dõi Omicron do có nhiều "điểm mù"
Nhiều nơi trên thế giới không đủ điều kiện giải trình tự bộ gen để theo dõi biến thể Omicron, do đó khó xác định biến thể này đang lây lan như thế nào và ở đâu.
Nhà sáng chế vaccine AstraZeneca: Đại dịch tiếp theo có thể gây chết người nhiều hơn
"Đây sẽ không phải là lần cuối cùng virus đe dọa mạng sống và sinh kế của chúng ta", giáo sư Sarah Gilbert - nhà đồng sáng chế vaccine ngừa Covid-19 của hãng Oxford/AstraZeneca cảnh báo.
Nhật Bản phát triển vaccine phòng Omicron, Nga nâng cấp Sputnik V
Công ty Shionogi đã chuẩn bị sản xuất các hoạt chất sẽ được dùng làm cơ sở để phát triển vaccine ngừa biến thể Omicron; còn RDIF đang phát triển phiên bản vaccine Sputnik khác để tiêm liều tăng cường.