kinh tế việt nam
Tính năng động đã 'ăn sâu' vào nền kinh tế Việt Nam
Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) bày tỏ tin tưởng Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, từ 6% - 7%. Sự kết hợp giữa dân số trẻ và công nghệ mới sẽ giúp Việt Nam trờ thành một trong những quốc gia lớn mạnh và phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Kinh tế Việt Nam sẽ đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2050?
Đó là nhận định của GS Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) chia sẻ trong một talkshow được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 6/10 vừa qua.
Chính phủ năng động, đổi mới đã tiếp sức cho các động lực tăng trưởng
Năm 2024, kinh tế Việt Nam đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, đối mặt với nhiều rủi ro, bất định. Chín tháng qua chứng kiến nền kinh tế nước ta dần phục hồi, với dấu hiệu tốt dần lên theo từng quý, mặc dù có những tháng sự phục hồi khá mong manh, doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức.
Thế giới cắt giảm lãi suất sẽ giúp kinh tế Việt Nam được hưởng lợi
Các chuyên gia phân tích của Chứng khoán KIS cho rằng, việc các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đồng loạt giảm lãi suất sẽ có ảnh hưởng tích cực không chỉ đến các nền kinh tế lớn mà các nền kinh tế như Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi.
IMF cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển
Tổng Giám đốc IMF mong rằng Việt Nam có thể cùng IMF chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện thành công của nền kinh tế Việt Nam với các nước khác, đặc biệt là các đối tác ở khu vực châu Phi.
Quyết tâm đạt tăng trưởng 7% dù thách thức hơn do siêu bão
Các kịch bản tăng trưởng cao, nhiều khả năng đạt, thậm chí vượt ngưỡng trên của mục tiêu GDP năm 2024 tăng từ 6-6,5% được các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước dự đoán. Những mất mát, thiệt hại do siêu bão Yagi là một tham số cần phải tính đến, song Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn yêu cầu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm khoảng 7%.
Ngoại lực của kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng trong nhiều lĩnh vực, nguyên nhân sâu xa đến từ chính sách ngoại giao đúng đắn, hợp lý.
Kinh tế Việt Nam năm 2024: 8 động lực cho tăng trưởng
Kinh tế Việt Nam năm 2023 với những nỗ lực “vượt cơn gió ngược” đạt nhiều thành tựu nổi bật. Để phát triển bền vững, cần nhận diện những “điểm sáng”, nắm bắt đúng thực tiễn, kịp thời dự báo các nhân tố, các động lực mới tác động đến nền kinh tế nhằm đưa ra các giải pháp cho năm 2024 và các năm tiếp theo.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua khó khăn
Trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nước ta đã ứng phó, thích ứng hiệu quả và khá thành công với bối cảnh, tình hình mới; được các tổ chức quốc tế, tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao.
3 kịch bản cho VN-Index năm 2024: Nhà đầu tư mong đợi chỉ số mốc nào?
Với một thị trường chứng khoán (TTCK) mà nhà đầu tư luôn mong đợi giá lên (Bull market) như TTCK Việt Nam, thì kịch bản VN-Index càng cao liệu có phải càng tốt và khả năng sẽ xảy ra kịch bản nào?
Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2023 qua những con số
Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2023 ghi nhận cán cân thương mại thặng dư 24,61 tỷ USD; khách quốc tế đến Việt Nam đạt mốc gần 10 triệu lượt khách; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 25,76 tỷ USD tăng 14,7% so với cùng kỳ;... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Kiến nghị nhiều giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội
Tại phiên thảo luận ở Tổ về kinh tế-xã hội sáng 24/10, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những khó khăn, thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp để hỗ trợ phục hồi kinh tế-xã hội trong thời gian tới.
Thúc đẩy cải cách, tăng tốc thực thi chính sách để đạt mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đề ra
Trong bối cảnh quốc tế bấp bênh và rủi ro hơn, điều mà giới kinh doanh gọi là thế giới VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ), kinh tế Việt Nam đã duy trì được sự ổn định. Tuy nhiên, thách thức còn rất lớn, đòi hỏi cần thúc đẩy các cải cách mạnh hơn để khắc phục những bất cập. Đặc biệt, nếu không tăng tốc khâu thực thi chính sách sẽ khó đạt được các mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
GDP quý 3/2023 tăng 5,33%
Mức tăng GDP quý 3/2023 đạt 5,33% cho thấy đà phục hồi của kinh tế Việt Nam khi mức tăng GDP quý sau cao hơn quý trước (quý 1 tăng 3,28%, quý 2 tăng 4,05%).
ADB: Kinh tế Việt Nam vững vàng khi nhu cầu toàn cầu suy yếu
Theo Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam, môi trường bên ngoài yếu đã ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam, làm thu hẹp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại.
Kinh tế Việt Nam 7 tháng đầu năm 2023
Bức tranh kinh tế Việt Nam 7 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng với lượng khách quốc tế đạt trên 6,6 triệu lượt; cán cân thương mại vẫn duy trì mức thặng dư 15,23 tỷ USD; vốn FDI tăng 4,5%; CPI bình quân cả nước tăng 3,12%;...
Bức tranh kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 qua những con số
Trong 5 tháng đầu năm 2023, Tổng cục Thống kê ghi nhận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giảm nhưng cán cân thương mại vẫn duy trì được mức thặng dư với 9,8 tỷ USD; tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt 10,86 tỷ USD; CPI tăng 3,55%, lạm phát cơ bản tăng 4,83% so với cùng kỳ năm trước;...
Bức tranh kinh tế Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023 qua những con số
Trong 2 tháng đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều dấu hiệu khởi sắc khi hoạt động xuất khẩu hàng hóa bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư 2,82 tỷ USD, lượng khách quốc tế tăng cao.
Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của VN đạt 7,2% năm 2023
Ngân hàng Standard Chartered kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản trong quý 1 năm 2023 và giữ nguyên cho đến cuối năm 2024 nhằm duy trì sự ổn định.