Trước ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng dịch lần thứ 4, nhiều lao động, nhất là lao động ngoại tỉnh mất việc, giãn việc, tạm thời phải về quê. Nhiều địa phương sau khi đón người dân về quê, đều khẳng định sẽ tạo điều kiện việc làm cho người lao động.
Theo báo cáo của Cục Việc làm - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), trong quý II/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm người bị mất việc làm, giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…
Đáng chú ý, sự bùng phát nhanh, mạnh, khó kiểm soát của dịch Covid-19 lần này đã làm tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn. Có 21,9% lao động khu vực thành thị bị ảnh hưởng xấu, trong khi đó con số này ở nông thôn là 14,3%. Xu hướng này khác biệt với xu hướng thường thấy qua các năm trước, với tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường cao hơn so với khu vực thành thị.
Tính riêng tại TP.Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực thực hiện khảo sát 4.140 doanh nghiệp, với tổng số 332.301 người lao động. Kết quả, 125.277 người lao động bị mất việc, tạm nghỉ, giãn việc,… Ngoài ra, theo các đợt thống kê hỗ trợ từ Sở LĐTBXH TP.Hồ Chí Minh, đến nay, thành phố có gần 590.000 người lao động, lao động tự do, hộ kinh doanh trong diện hỗ trợ vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bình Dương hiện có 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Do ảnh hưởng của dịch, số lượng lao động thất nghiệp đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong quý II/2021 là 28.364 người, tăng 15.938 người so với quý I/2021. Lượng lao động thất nghiệp có sự gia tăng do đây là thời điểm lao động chuyển đổi công việc nhưng gặp phải tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại, các doanh nghiệp tạm thời giảm số lượng tuyển dụng, lao động gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm.
Ảnh minh họa)
Người lao động phía Nam đa số là người miền Trung, Tây Nguyên và miền Tây. Thực tế, hiện nay các tỉnh này cũng đang phát triển kinh tế mạnh mẽ, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất mọc lên nhiều, cần người lao động. Đặc biệt, sau khi đón người dân về quê, các địa phương đều khẳng định sẽ tạo điều kiện việc làm cho người lao động.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi người dân hoàn thành việc cách ly, ổn định lại đời sống, tỉnh sẽ đánh giá lại, xem nguyện vọng của người dân. Những người trong độ tuổi lao động, có các ngành nghề phù hợp có thể chuyển đổi được thì thực hiện việc chuyển đổi. Những ngành nghề nào có thể vào được các nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ ở tỉnh phù hợp thì tỉnh sẽ xem xét làm việc với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động vào làm việc. Hiện, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Nam đang yêu cầu các Phòng LĐTBXH trên địa bàn nơi người dân đăng ký hộ khẩu thường trú tổng hợp danh sách, nhu cầu để Sở có phương án cuối cùng trong thời gian sớm nhất.
Tại Kỳ họp thứ hai HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII diễn ra chiều 12/8, các đại biểu của tỉnh Nghệ An cũng đề xuất phải tạo việc làm lâu dài cho người lao động hồi hương, đặc biệt là người dân miền núi. Được biết, theo đề án 5 năm tới, tỉnh Nghệ An sẽ tăng lao động nội tỉnh từ 37% lên 66%, giảm lao động ngoại tỉnh; xuất khẩu lao động giảm một phần, tăng cường giải quyết việc làm tại chỗ. Như vậy, tỉnh Nghệ An cũng đang chú trọng việc giữ chân người lao động ở lại quê hương.
Sở LĐTBXH tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị "Rà soát nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh")
Lãnh đạo Sở LĐTBXH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay, ngoài lao động đang thất nghiệp tại địa phương, số lao động trở về từ các vùng dịch là rất lớn. Qua thống kê, có 4.000-5.000 người trong độ tuổi lao động trong số hơn 36.000 người trở về địa phương từ ngày 28/4 đến nay và có trên 15.000 lao động đang thực hiện cách ly. Đây là nguồn lao động dồi dào, bao gồm cả lao động có tay nghề và lao động phổ thông. Hiện nay, Sở LĐTBXH Thừa Thiên Huế đang phối hợp với các địa phương trên địa bàn rà soát, nắm bắt số lượng, ngành nghề, trình độ tay nghề đối với lao động làm việc ngoài tỉnh trở về, cũng như rà soát, thăm dò ai đi, ai ở lại để đưa những lao động này nhanh chóng tham gia sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Sở sẽ tổ chức đào tạo nghề theo chuyên đề dành riêng cho ngành may và chuyển đổi nghề nghiệp; đồng thời tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
Mới đây, UBND tỉnh Bình Định (nay là tỉnh Gia Lai) có báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 6 tháng cuối năm 2025.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 12 mới đây đã công khai kết luận thanh tra đối với ba chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), gồm: Bình Dương, Vũng Tàu và Tây Ninh.
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án lớn tại Khu Kinh tế Vân Phong, gồm Khu đô thị mới Tu Bông và dự án Khu đô thị mới Đầm Môn.
Tại tọa đàm hợp tác Anh – Việt ngày 27/6, ông Warrick A. Cleine MBE – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chính sách Doanh nghiệp Anh quốc (BCAC), Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Điều hành KPMG Việt Nam và Campuchia đã nêu một loạt đề xuất trọng điểm nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng và vận hành Trung tâm Tài chính Quốc tế.
Với 311,85 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính theo giá thị trường ngày 27/6 là 26.500 đồng/cổ phiếu, vốn hoá của Taseco Land đang ở mức 8.264,02 tỷ đồng.
Tại tọa đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và cộng đồng doanh nghiệp Anh quốc ngày 28/6, Chính phủ Anh xác nhận sẽ dành khoản hỗ trợ tài chính trị giá 1 tỷ USD để giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP).
Mới đây, Cục Thuế ban hành Công văn 1829/CT-CS hướng dẫn về việc tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản (đối với đất mà có tài sản là cây trồng trên đất).
Một khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp quy mô gần 274 ha đang được chủ đầu tư Công ty cổ phần Bất động sản CT rục rịch triển khai tại hồ Yên Quang – nơi tiếp giáp Vườn Quốc gia Cúc Phương và được mệnh danh là một trong những hồ nước ngọt đẹp nhất tỉnh Ninh Bình.
Viện Nghiên cứu Miễn dịch học, Gene, Liệu pháp tế bào không chỉ là sự ra đời của một cơ sở nghiên cứu mới, mà còn là sự khởi đầu của một hành trình đầy hứa hẹn, một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực y học và khoa học sự sống tại Việt Nam.
Ngày 26/6, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã chứng khoán: TCB) công bố quyết định miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi vị trí Phó Tổng Giám đốc sau 15 năm gắn bó.