Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương

Ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh-phat-bieu-tai-buoi-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-tinh-uy-hai-duong-pld-1678985713.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương ngày 16/3/2023

Cùng tham dự buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính còn có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cùng đại diện các bộ, ngành trung ương.

Về phía tỉnh Hải Dương có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng, ông Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh.

toan-canh-buoi-lam-viec-cua-thu-tuong-chinh-phu-voi-ban-thuong-vu-tinh-uy-hai-duong-pld-1678985713.jpg
Toàn cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, hội nghị cần đánh giá nhìn nhận những kết quả Hải Dương đã làm được trong thời gian qua. Đồng thời, cần nhìn nhận được những mặt tích cực, cũng như hạn chế, khó khăn và tìm ra những lợi thế đặc thù, nguyên nhân, giải pháp tháo gỡ để Hải Dương phát triển đạt được mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến bất thường.

Báo cáo với Thủ tướng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng cho biết, hiện quy mô nền kinh tế của tỉnh năm 2022 là 169.179 tỷ đồng (xếp thứ 11/63 toàn quốc). Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (năm 2021: Nông, lâm nghiệp và thủy sản là 9,5% - Công nghiệp, xây dựng là 62,5% - Dịch vụ là 28,1%; năm 2022 tương ứng là 8,7% - 62,4% - 28,9%). Toàn tỉnh có 155.000 ha diện tích gieo trồng cây hàng năm; diện tích nuôi trồng thủy sản 11.200 ha. Trên địa bàn tỉnh có 11 KCN đang vận hành, với tổng diện tích khoảng 1.470 ha, tỷ lệ lấp đầy trên 85%; có 06 KCN" đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 1.135 ha.

Thời điểm đầu năm 2022, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, điều kiện thời tiết không thuận lợi, giá cả một số vật tư, nguyên liệu đầu vào và nhu yếu phẩm tăng cao..., tỉnh Hải Dương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; kết quả cụ thể trên một số mặt như sau:

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng khoảng 9,14% (năm 2021 là 8,4%); trong đó: khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,42%; Công nghiệp - xây dựng tăng 12,04%; Dịch vụ tăng 7,68%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 87,3 nghìn tỷ đồng' (tăng 14,2%); giá trị hàng hoá xuất khẩu 11.450 triệu USD’4 (tăng 4,8%); hàng hoá nhập khẩu 8.419 triệu USD’ (tăng 9,4%). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 52,1 nghìn tỷ đồng (tăng 5,7%).

bi-thu-tinh-uy-hai-duong-tran-duc-thang-phat-bieu-tai-hoi-nghi-pld-1678985713.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng phát biểu tại hội nghị

Sau khi ổn định tổ chức, tỉnh đã tổ chức đối thoại, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là về thủ tục hành chính và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án; triển khai đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, kết nối liên tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ lập, trình phê duyệt quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành; hoàn thành phê duyệt quy hoạch 10/12 đơn vị hành chính cấp huyện; phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 5 năm 2021-2025; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 và phân kỳ thực hiện giai đoạn 2021-2025, phù hợp với Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 20.098 tỷ đồng, tăng 36% so với dự toán giao (ngân sách địa phương được hưởng 16,011 tỷ đồng); trong đó, thu nội địa 16,82 nghìn tỷ đồng tăng 37% so với dự toán (trong đó tiền sử dụng đất 4.551 tỷ đồng). Tổng chi cân đối ngân sách địa phương 16.486 tỷ đồng, đạt 106% dự toán.

Dù đạt được những kết quả ấn tượng, song Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương cũng cho rằng vẫn còn những hạn chế, trong đó, phát triển doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu; công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư còn hạn chế, một số việc phải qua nhiều cấp, nhiều ngành, thời gian còn kéo dài làm mất cơ hội đầu tư, chi phí không chính thức tăng cao; chất lượng một số dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp hạn chế; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo lao động và sử dụng lao động. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; chưa tạo được đột phá về thu hút đầu tư; chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ chất lượng cao. Hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối vùng còn chưa đồng bộ, không đáp ứng nhu cầu phát triển.

Việc triển khai kế hoạch phát triển nhà ở, các dự án có sử dụng đất và việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án... còn chậm, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và nguồn thu ngân sách, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Việc thực hiện chuyển đổi số, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 chưa đạt so với mục tiêu đề ra.

bo-truong-bo-cong-thuong-nguyen-hong-dien-pld-1678985713.jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương tham dự hội nghị

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương cũng cho biết, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô nền kinh tế trong 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; là trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng. Năm 2045 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại; giữ gìn, phát huy di sản văn hóa, bản sắc con người xứ Đông; đảm nhiệm vai trò đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với vùng Đông Bắc, vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân trên 9%/năm.

Hải Dương đề ra quan điểm, chiến lược phát triển đó là tập trung khơi dậy khát vọng phát triển, đổi mới sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và sức mạnh khối đại đoàn kết của toàn Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh với quan điểm phát triển xuyên suốt, bao trùm: “Tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo để phát triển bứt phá, bền vững, nâng tầm vị thế Hải Dương”.

Đồng thời, Hải Dương cũng đặt ra chiến lược phát triển gồm Bốn trụ cột - Ba nền tảng - Một trung tâm, ba đô thị động lực - Bốn trục phát triển, trong đó, 4 trụ cột gồm: Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; Phát triển nông nghiệp đa giá trị; Dịch vụ chất lượng cao; Đô thị xanh, hiện đại, thông minh. Trong đó, lấy phát triển công nghiệp công nghệ cao làm mũi nhọn để dẫn dắt phát triển dịch vụ, nông nghiệp và đô thị.

3 nền tảng gồm: Văn hóa và con người Hải Dương; Môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch; Hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

1 trung tâm và 3 đô thị động lực: Trung tâm phát triển là thành phố Hải Dương và các đô thị động lực Chí Linh, Kinh Môn, Bình Giang.

4 trục phát triển: Trục Bắc - Nam, Trục Đông - Tây phía Bắc, Trục Đông - Tây trung tâm, Trục dọc các tuyến sông.

Về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Hải Dương phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trên 9%. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 33%. Thu ngân sách nội địa tăng từ 10% so với dự toán giao. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 194 triệu đồng. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đạt 12,4%. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng trên 15%. Tỷ lệ các cụm công nghiệp (có chủ đầu tư hạ tầng) có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 100%. Tỷ lệ các doanh nghiệp được phê duyệt đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đạt 100%.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã xác định một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong năm 2023. Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 sau khi được Thủ thướng Chính phủ phê duyệt, tăng cường xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, xây dựng hạ tầng giao thông kết nối vùng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách hành chính, quản lý chặt chẽ, hiệu quả thu chi ngân sách; tăng cường công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội...