Trong đó, nhóm phương tiện vận tải đạt 1,32 tỷ USD, tăng 26,44% so với cùng kỳ, chiếm 13,1%; máy móc thiết bị phụ tùng 1,29 tỷ USD, chiếm 12,89%, tăng 34,2%.
Tiếp đến là 3 mặt hàng trên 1 tỷ USD là sản phẩm gỗ đạt 704 triệu USD, tăng 17%, giày dép đạt trên 510 triệu USD, tăng 7%, thủy sản 679 triệu USD, tăng 0,92%.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Nhật Bản 6 tháng năm nay so với cùng kỳ năm 2020, thì phần lớn các loại hàng hóa đều tăng kim ngạch; sắt thép các loại tăng 128,5%, đạt 75,3 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 54,9% đạt 48,1 triệu USD; sản phẩm từ cao su tăng 48,7%, đạt 101 triệu USD; dây điện và dây cáp điện tăng 27,2%, đạt 190,6 triệu USD; kim loại thường khác và sản phẩm tăng 30,9%, đạt 145,3 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 38,1%, đạt 43,3 triệu USD...
Như vậy, sau năm 2020 chịu tác động trực tiếp từ dịch bệnh Covid-19 khiến xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm, từ đầu năm 2021 đến nay, hoạt động xuất khẩu đã khởi sắc trở lại nhờ lượng đơn hàng từ thị trường này gia tăng.
Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu cho biết, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với nhật Bản đạt 39,6 tỷ USD, giảm 0,6% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 19,3 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2019; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 20,3 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2019.
Sự hồi phục trở lại trong 6 tháng đầu năm tập trung ở một số mặt hàng chính, như giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hạt điều, máy ảnh, máy quay phim linh kiện...
Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất sang thị trường này là hàng dệt may thì chưa hồi phục, 6 tháng vẫn giảm 4,45%. Năm ngoái, xuất khẩu dệt may đã sụt giảm 11,4% so với 2019, chỉ đạt 3,5 tỷ USD.
Ngoài ra, vẫn ghi nhận một số nhóm mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm trong 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 9,4%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 8,3%; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù giảm 21,4%; giấy và các sản phẩm giấy giảm 15,4%.