#kỷ nguyên mới

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 23/4/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

dia-chat-2-17080729057601198135233-1713950553-1713952831.jpg

ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: VGP

Mục tiêu của Kế hoạch là triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch khoáng sản), xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra.

Cụ thể hóa tiến độ, các bước triển khai và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch.

Phân công trách nhiệm cụ thể đối với các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là việc giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

Nghiên cứu tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thực hiện các công trình, dự án cấp bách, quan trọng thuộc nhóm ưu tiên như: Công trình an ninh quốc phòng, công trình hạ tầng, giao thông.... đặc biệt là các dự án đầu tư công, dự án huy động từ các nguồn lực xã hội, dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản được xây dựng căn cứ quy định tại Điều 45 Luật Quy hoạch, bao gồm các nội dung chính như sau:

Không có Dự án đầu tư công

Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

Thời kỳ quy hoạch 10 năm (2021 - 2030), ưu tiên các dự án đầu tư mới chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken), bao gồm: Dự án điện phân nhôm; dự án sản xuất alumin; dự án sản xuất Pigment (Đioxit titan); dự án tuyển tách quặng cromit và thu hồi khoáng sản đi kèm; dự án tinh luyện kim loại màu; dự án chế biến hợp chất niken; dự án tuyển quặng apatit loại II; dự án chế biến quặng đất hiếm (thủy luyện - chiết tách).

Thời kỳ quy hoạch dự báo (2030 - 2050), ưu tiên các dự án đầu tư mới có quy mô lớn, chiến lược, quan trọng như: Dự án điện phân nhôm; dự án luyện titan xốp/titan kim loại; dự án thủy luyện và tách chiết đất hiếm; dự án chế biến hợp chất niken/niken kim loại.

Kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Luật Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thực hiện quy hoạch cấp quốc gia (trong đó có quy hoạch ngành quốc gia) sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, trong đó, nguyên tắc xây dựng Kế hoạch sử dụng đất cho các Dự án khai thác khoáng sản như sau:

Triển khai các Dự án khai thác khoáng sản với mục đích sớm hoàn trả quỹ đất cho địa phương thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác, giảm thiểu ảnh hưởng của các khu vực khoáng sản đến kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất, tiến độ thực hiện các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản khi có đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với một số khu vực khoáng sản có tính chất đặc thù: Trữ lượng lớn, diện tích phân bố rộng, được khai thác bằng phương pháp lộ thiên với chiều sâu khai thác không lớn như bô-xít, titan… trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển tài sản công, đảm bảo việc thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản để thực hiện các dự án, công trình cấp bách, quan trọng đặc biệt là các dự án đầu tư công; các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng nêu tại Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013; các dự án huy động từ các nguồn lực xã hội, dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên cơ sở vận dụng quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch và quy định của pháp luật có liên quan.

Dự kiến tổng nhu cầu sử dụng đất cho Quy hoạch khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 190.000 ha và khoảng 305.000 ha trong giai đoạn 2031 - 2050 (không tính đến các dự án đã cấp phép khai thác trước thời điểm Quyết định này được phê duyệt). Nhu cầu sử dụng đất tính toán phù hợp với Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 05 năm 2021 - 2025.

Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch

Các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ để đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản, gồm:

Giải pháp về pháp luật, chính sách

Giải pháp tài chính, đầu tư

Giải pháp khoa học, công nghệ, môi trường

Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Các cơ quan truyền thông phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh có hoạt động khoáng sản để kịp thời cung cấp thông tin đảm bảo tính khách quan, trung thực.

Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực

Giải pháp về hợp tác quốc tế

Giải pháp huy động vốn

Giải pháp về đáp ứng nguồn nhân lực

BÀI LIÊN QUAN