Bất thường ở Ngân hàng Bắc Á: Dòng tiền âm, nợ xấu tăng cao vượt xa lợi nhuận

Bức tranh tài chính quý 2/2021 của Ngân hàng TMCP Bắc Á - BAC A BANK (HNX: BAB) cho thấy không bền vững, ẩn chứa rủi ro ? Khi dòng tiền rơi vào trạng thái âm, nợ xấu đang vượt xa và tăng, gấp 390,8% lợi nhuận, nợ phải trả hiện cũng đang gấp hơn 1.183% vốn chủ sở hữu.
Empty

Tài sản giảm, nợ phải trả tăng cao

BAC A BANK có vốn điều lệ là 7.085 tỷ đồng, Hội sở chính tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, do bà Thái Hương là Tổng Giám đốc. Bà Thái Hương cũng được biết đến là Chủ tịch Tập đoàn TH với thế mạnh là sản phẩm sữa có thương hiệu là TH true MILK.

BAC A BANK mới thông báo. So với cùng kỳ năm 2020: lợi nhuận trước thuế tăng thêm 76,54 tỷ đồng, tương ứng đạt 205,62 tỷ và lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng thêm 24,67 tỷ đồng, đạt 164,53 tỷ đồng.

Những con số này đã tạo ấn tượng không nhỏ với thị trường, khi tháng 3/2021 cổ phiếu BAB chính thức niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán HNX và càng có ý nghĩa khi tình hình dịch bệnh Covid -19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trong cả nước.

Nếu chỉ nhìn qua những con số mà BAC A BANK công bố thì rất ấn tượng, rất ý nghĩa,.... Tuy nhiên bức tranh tài chính “thật” của Bắc Á Bank lại không được tốt đẹp như kỳ vọng, thiếu bền vững, ẩn chứa rủi ro? Báo cáo tài chính mới nhất quý 2/2021 của BAC A BANK cho thấy, đến ngày 30/6/2021, ngân hàng này ghi tổng nợ phải trả ở con số 102.609 tỷ đồng, hiện đã gấp hơn 1.183% vốn chủ sở hữu.

Với tổng nợ phải trả gấp quá cao vốn chủ sở hữu, sẽ ẩn chứa sự phát triển không bền vững của một tổ chức tín dụng ? khi tình hình dịch bệnh Covid - 19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trong cả nước.

So với đầu năm, tổng tài sản của BAC A BANK lại giảm thêm 5,9 tỷ đồng, về ở con số 111.282 tỷ đồng. Cho vay khách hàng cũng giảm thêm 1.413 tỷ đồng về ở 77.268 tỷ đồng; chứng khoán đầu tư giảm thêm 1.610 tỷ đồng về ở 11.608 tỷ đồng.

Như vậy bước sang quý 2, BAC A BANK đã hoạt động về tài sản, tài chính và chứng khoán thiếu hiệu quả ? phải chăng niềm tin của khách hàng đặt vào BAC A BANK đã giảm !? Sự sụt giảm này có thể là nguyên nhân của tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trong cả nước và BAC A BANK cũng không ngoại lệ.

Về cơ cấu nợ của BAC A BANK cơ bản nằm ở khoản mục “nợ ngắn hạn” (34.376 tỷ đồng) và “nợ trung hạn” (14.041 tỷ đồng).

Góp vốn đầu tư dài hạn giảm 13,82 tỷ đồng, đạt 179,84 tỷ đồng, tuy nhiên dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn lại tăng thêm 13,81 tỷ đồng, hiện ở mức 15,81 tỷ đồng. Điều này minh chứng cho thấy góp vốn vào đầu tư dài hạn của BAC A BANK không mấy hiệu quả, hàm rủi ro cao ?

Mặc dù doanh thu tăng thêm 115 tỷ đồng, tương đương 5,07%, nhưng tổng chi phí của ngân hàng cũng tăng thêm 69,41 tỷ, tương ứng tăng lên 26,7%.

Số liệu trong báo cáo tài chính cho thấy. So với quý 1/2021, chi phí dành cho nhân viên tăng thêm 50,127 tỷ đồng, tương ứng tăng 35,61%, điều này minh chứng về công tác quản trị của BAC A BANK đang gặp vấn đề và kém tối ưu ? Khi số lượng chi nhánh không thay đổi là 45 và trong bối cảnh dịch bệnh, rất nhiều ngân hàng đã phải cắt giảm chi phí, bằng cách cho 50% nhân viên đi làm để đảm bảo phòng chống dịch.

Tháng 3/2021 cổ phiếu BAB chính thức niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán HNX
Tháng 3/2021 cổ phiếu BAB chính thức niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán HNX)

Nợ xấu tăng cao, vượt xa lợi nhuận

Chi phí cho dự phòng rủi ro tín dụng của BAC A BANK cũng tăng thêm 60,61 tỷ đồng so với quý 1/2021, dự báo nợ xấu tiếp tục diễn biến phức tạp và sẽ tiếp tục đè nặng kết quả lợi nhuận của BAC A BANK trong thời gian tới.

Thống kê cho thấy tình hình nợ xấu của BAC A BANK vẫn đang trên đà tăng, chưa có dấu hiệu chững lại. Năm 2019, BAC A BANK có 498 tỷ đồng nợ xấu, đến quý 2/2020 nợ xấu đã tăng lên 594 tỷ đồng (tăng thêm 98 tỷ đồng nợ xấu), đầu năm 2021 tăng lên 628 tỷ đồng (tăng thêm 34 tỷ đồng nợ xấu) và đến quý II/2021 nợ xấu đã tiếp tục tăng lên trên 641 tỷ đồng (tăng thêm 13 tỷ đồng nợ xấu).

Như vậy, so với cùng kỳ năm 2020, nợ xấu của BAC A BANK đã tăng thêm 46,56 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 7,8% nợ xấu và hiện đang vượt rất xa số tăng lợi nhuận. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ cao nhất, ở mức 310,47 tỷ đồng; nợ nghi ngờ đang ở mức 289,21 tỷ đồng (tăng 18,14 tỷ đồng); nợ dưới mức tiêu chuẩn đang ở con số 41,44 tỷ đồng (tăng 18,32 tỷ đồng).

Với trên 641 tỷ đồng nợ xấu, đã gấp 390,8% lợi nhuận liệu chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có gánh nổi nợ xấu đang tăng cao? cho thấy bức tranh tài chính của BAC A BANK không mấy bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro? Bên cạnh nợ xấu tăng cao vượt rất xa lợi nhuận. Bức tranh tài chính quý 2/2021 của BAC A BANK còn cho thấy dòng tiền của ngân hàng này liên tục rơi vào trạng thái âm.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động âm 455,94 tỷ, trong khi cùng kỳ năm 2020 dương 673,85 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm tới 6.450 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm tới 16,33 tỷ đồng, dẫn tới lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 6.466 tỷ đồng.

Năm 2021, BAC A BANK đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế đạt 700 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,66% so với thực hiện năm 2020.

Nhưng với tỷ lệ nợ xấu đang trên đà tăng, luôn ở mức cao hơn lợi nhuận, công tác quản trị không tối ưu và dòng tiền luôn rơi vào trạng thái âm như hiện nay, liệu BAC A BANK có hiện thực hóa được mục tiêu đề ra?