Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký quyết định số 2075/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Dalatmilk).
Theo quyết định xử phạt, Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Địa chỉ: số 11A Cô Giang, phường 9, TP Đà Lạt) là chủ đầu tư dự án Trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao và nhà máy chế biến sữa Dalatmilk tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, người đại diện theo pháp luật là ông Ngô Minh Hải, chức vụ Tổng Giám đốc.
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cho biết, Dalatmilk đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính về pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
Cụ thể, công ty đã xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép với lưu lượng 111 m3/ngày đêm. Công ty cũng không thực hiện biện pháp chống thấm tại các hồ chứa nước thải chăn nuôi là vi phạm Nghị định số 36/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, công ty này cũng không xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi tại 3 trại chăn nuôi như cam kết tại đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt, vi phạm Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.
Với những hành vi vi phạm nêu trên, cơ quan chức năng quyết định xử phạt Công ty cổ phần sữa Đà Lạt với số tiền là 328 triệu đồng.
“Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt phải nộp số tiền trên vào Kho bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng hoặc các đơn vị được ủy nhiệm thu như: Ngân hàng Vietinbank, BIDV, Vietcombank, MBBank… Quá thời hạn, nếu công ty không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì sẽ phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền phạt chưa nộp”, văn bản xử phạt UBND tỉnh Lâm Đồng nêu rõ.
Ngoài xử phạt hành chính, quyết định xử phạt cũng yêu cầu Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt phải xây dựng hoàn thành hệ thống xử lí nước thải để thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi của các trại chăn nuôi trước ngày 31/12/2021.
“Lùm xùm” liên quan đến vấn đề môi trường
Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Dalatmilk) được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào ngày 19/8/2005. Năm 2014, Tập đoàn TH với thương hiệu Sữa tươi sạch TH True Milk hàng đầu Việt Nam đã mua lại Dalatmilk.
Từ năm 2015, doanh nghiệp này đã liên tục tăng vốn điều lệ từ 70,5 tỷ đồng lên 79,6 tỷ đồng.
Đến tháng 9/2018, vốn điều lệ của Dalatmilk tăng từ 79,6 tỷ đồng lên 114,6 tỷ đồng. Trong đó, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) góp 4,2 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Bò sữa TP HCM góp 3,7 tỷ đồng, nhóm cổ đông khác góp 88,5 tỷ đồng. Số vốn còn lại do 5 cá nhân khác góp.
Tháng 11/2019, Dalatmilk do ông Ngô Minh Hải là người đại diện pháp luật và có vốn điều lệ là 132,47 tỷ đồng. Ông Ngô Minh Hải cũng được biết đến là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH.
Liên quan đến Tập đoàn TH, vào khoảng tháng 7/2019, Công ty CP Thực phẩm sữa TH True Milk bị người dân huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An phản ánh về tình trạng tưới cỏ bằng nước phân tươi.
Xe bồn xi tẹc đang tưới phân tươi tại cánh đồng cỏ Làng Đấn (xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn), sát đường mòn Hồ Chí Minh và khu dân cư (Ảnh: Báo Tài nguyên & Môi trường))
Theo phản ánh của người dân xóm Làng Đấn (xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn), mỗi ngày có nhiều xe bồn xi tẹc chở theo chiếc tẹc đầy nước phân nối đuôi nhau vào cánh đồng cỏ sát các hộ dân ở ngôi Làng Đấn đổ xuống một chiếc hố được đào rộng khoảng vài trăm mét vuông để đựng phân và nước rửa chuồng bò.
Người dân khu vực này cho hay, cứ nơi nào có cánh đồng cỏ của Trang trại bò sữa TH là nơi đó có hố đựng phân được nhà đầu tư đào. Phân tươi cứ thế được tưới sau mỗi chu kỳ cắt cỏ một vài ngày.
Việc TH True Milk thường xuyên tưới phân tươi, nước thải cho đồng cỏ của họ trong khi người dân nằm ở thấp phía dưới chân đồi thì việc ảnh hưởng tới cuộc sống người dân là điều khó tránh khỏi. Trời mưa làm nước phân trôi theo nước mưa xuống xóm làng. Ruồi, muỗi xuất hiện ở khu vực dân cư nhiều vô kể, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh cho người dân.
Trả lời truyền thông, bà Lưu Thị Thu Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm sữa TH True Milk thừa nhận tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt của công ty. Bà Hiền cho biết, từ năm 2016 trở lại đây, số lượng đàn bò tăng nhanh (45.000 con) nên việc xử lý chất thải chưa theo kịp với nhu cầu, dẫn đến công ty phải cho tập kết tạm chất thải tại các hố phân như công luận đã nêu.
Sữa DalatMilk nổi bọt, bốc mùi chua
Sữa Dalatmilk bốc mùi chua, vón cục và đặc quánh (Ảnh do khách hàng cung cấp))
Tháng 9/2018, chị L.T. (ở Hà Đông, Hà Nội) phản ánh về việc hộp sữa DalatMilk loại 1 lít bị bốc mùi chua khó chịu, nổi bọt, đặc quánh kết tủa như sữa chua. Điều đáng nói, hộp sữa này được chị T. mua tại siêu thị vẫn nguyên hộp, không rách thủng và còn hạn sử dụng.
Trước thông tin phản ánh nêu trên, bộ phận chăm sóc phản ánh hàng hóa của công ty cho biết, sẽ làm việc với khách hàng và nơi bán hàng, trước mắt để ghi nhận thông tin, sau đó sẽ có biện pháp giải quyết thỏa đáng nhất đối với người tiêu dùng.
Ngoài ra, bộ phận này cũng cho biết thêm, sữa DalatMilk chú trọng về nhiệt độ thích hợp từ 2 - 4 độ C. Còn trong những điểm bán hay lưu thông những điểm xa không đảm bảo nhiệt độ môi trường sẽ làm cho chất lượng sản phẩm kém đi, điển hình như bị lên men, có mùi chua.
Đây là sự lên men tự nhiên của sản phẩm khi mà không được bảo quản đúng nhiệt độ của sản phẩm.
Theo chị T. trước khi mua sữa chị đã kiểm tra về ngày sản xuất, hạn sử dụng một cách kỹ lưỡng. Vì tin tưởng sản phẩm nên chị đã lựa chọn và thường xuyên sử dụng sản phẩm Dalatmilk. Tuy nhiên sau khi về sử dụng thì sản phẩm lại có hiện tượng trên khiến chị rất thất vọng.
Ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An tiếp tục rao bán đấu giá hai căn biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội lần thứ tư.
Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng sẽ có hiệu lực từ năm 2025. Theo đó, khách hàng sẽ có 06 hình thức xác nhận giao dịch ngân hàng trực tuyến bằng mã OTP so với quy định hiện hành.
Agribank tiếp tục rao bán khoản nợ của CTCP Đầu tư Đông Sài Gòn DSG với giá khởi điểm 111,4 tỷ đồng. Được biết, ngân hàng đã hạ giá khoản nợ hơn 20 tỷ đồng so với lần gần nhất ngân hàng rao bán vào ngày 1/11.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) thông báo tin đấu giá khoản nợ do Công ty Đấu giá Hợp danh Toàn Cầu tổ chức. Đây là khoản nợ do Sacombank đề nghị đưa ra đấu giá.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa thông báo chào bán khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng xản xuất thương mại Tài Nguyên để xử lý thu hồi nợ vay.
Hiện nay, trên mạng internet đã xuất hiện thủ đoạn mới, tinh vi hơn giả mạo nền tảng tải app của Google Play nhằm lừa khách hàng tải ứng dụng mạo danh app CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử điện tại khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology - Thanh Hóa.