1. Khái niệm đất MNC là gì?
Theo quy định hiện hành của Nhà nước, MNC là kí hiệu để chỉ loại đất có mặt nước chuyên dùng.
Cụ thể, Thông tư số 5-TT/LB về việc quản lý, sử dụng đất có mặt nước đã nêu rõ: Đất có mặt nước được giới hạn trong phạm vi mặt nước trong nội địa và vùng ven biển thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, pháp luật công nhận mặt nước đang được sử dụng, khai thác cũng như các mặt nước có khả năng khai thác nhưng chưa được chính thức sử dụng.
- Nhóm 1: Các loại ao hồ nhỏ nằm trong khu vực dân cư hoặc đất chuyên dụng.
- Nhóm 2: Các loại ao hồ hoặc đầm nằm trong khu vực đất canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Nhóm 3: Ruộng được cải tạo để tiến tới nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Nhóm 4: Các loại ao, đầm, phá xây dựng tại vùng nước lợ, ven biển hoặc cửa sông để nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Nhóm 5: Đất có hồ thuỷ lợi theo quy hoạch của địa phương.
- Nhóm 6: Đất có hồ thuỷ điện.
- Nhóm 7: Các loại ao hồ thuộc khu di tích, danh lam thắng cảnh được Nhà nước công nhận.
- Nhóm 8: Các loại đầm, hồ, ao chuyên dùng để tưới tiêu hoặc xử lý nước thải của địa phương.
Trong đó đất thuộc các nhóm 1 - 4 được tính là đất đã được địa phương phê duyệt, chuyên nuôi trồng thuỷ hải sản và đang được khai thác. Các nhóm đất còn lại được tính là đất MNC có khả năng khai thác nhưng chưa được chính thức sử dụng.
2. Phân loại đất MNC
Căn cứ Thông tư số 5-TT/LB và Luật Đất đai 2013, đất MNC hiện đang được chia làm 3 loại chính:
Đất MNC là vùng mặt nước nội địa
Các nhà đầu tư có thể tham khảo một số cơ sở pháp lý có liên quan đến đất MNC là vùng nước nội địa thông qua:
- Điều 139 Luật Đất đai 2013.
- Khoản 39, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ban hành ngày 01/06/2017.
- Điều 47 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2014.
Theo đó, đất MNC có mặt nước nội địa bao gồm các loại sau:
Các loại ao, hồ, đầm, phá được Nhà nước giao cho công dân để phục vụ mục đích nuôi trồng thuỷ hải sản hoặc sản xuất nông nghiệp. Lưu ý, có hạn mức khi giao cho công dân.
Các loại ao, hồ, đầm, phá được Nhà nước cho công dân thuê nhằm triển khai các dự án đầu tiên liên quan đến hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản hoặc sản xuất nông nghiệp kết hợp phi nông nghiệp.
Lưu ý: công dân thuê đất MNC trong trường hợp này có thể bao gồm tổ chức, hộ gia đình hoặc Việt kiều, doanh nghiệp nước ngoài,…
Việc sử dụng đất MNC là mặt nước nội địa hiện nay
Theo Điều 59, Luật Đất đai 2013, Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh hoặc tương đương có quyền cho thuê đất MNC có mặt nước nội địa cho cá nhân hoặc tổ chức để đầu tư nuôi trồng thuỷ hải sản hoặc sản xuất nông nghiệp kết hợp phi nông nghiệp. Cụ thể:
- Cho thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức.
- Bàn giao đất cho cơ sở tôn giáo địa phương.
- Bàn giao đất cho người Việt Nam định cư nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài thỏa mãn quy định tại Khoản 3, Điều 55 Luật Đất đai 2013.
- Cho thuê đất đối với cá nhân hoặc tổ chức thoả mãn quy định tại Điểm đ và e, Khoản 1, Điều 56 Luật Đất đai 2013.
- Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài nhưng có chức năng ngoại giao tại Việt Nam.
- Cho cá nhân hoặc hộ gia đình chuyển đổi mục đích sử dụng đất MNC sang mục đích dịch vụ thương mại từ 0,5 ha trở lên. Nếu chuyển đổi với tổng diện tích ít hơn 0,5 ha thì chỉ cần Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc tương đương đồng ý.
- Bàn giao đất cho cộng đồng dân cư địa phương hoặc cho thuê nhằm phục vụ mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
- Riêng đối với ao, hồ, đầm thuộc địa phận của nhiều hơn một thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Tỉnh thì việc quyết định sử dụng ra sao do Chính phủ quy định.
Nguyên tắc sử dụng đất MNC có mặt nước nội địa
Hiện nay tại Việt Nam, đất MNC có mặt nước nội địa cần đáp ứng đúng, đủ một số nguyên tắc như sau:
Việc sử dụng đất MNC trong phạm vi này cần tuân theo đúng quy hoạch đất và tài nguyên nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch cụ thể có liên quan thì áp dụng của quy định chung của Nhà nước về tài nguyên nước.
Người được bàn giao hoặc cho thuê đất MNC cần đảm bảo giữ gìn cảnh quan môi trường, không được làm ảnh hưởng đến mục đích chính của đất.
Đất MNC là vùng nước ven biển
Đất MNC là vùng nước ven biển tập trung tại nhiều địa phương khác nhau. Hiện loại đất này đang được bà con ngư dân đánh bắt thuỷ hải sản, làm muối và một số hoạt động sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ khác. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng, khai thác vùng nước mặt này còn khá tự phát, dẫn đến việc đất không theo quy hoạch, ảnh hưởng đến các yếu tố thổ nhưỡng và tự nhiên khác. Vì lý do này mà hiện nay đất MNC ven biển có yêu cầu liên quan đến công tác cải tạo cao hơn hẳn so với đất MNC mặt nước nội địa.
Việc sử dụng đất MNC ven biển hiện nay
Tại Việt Nam, việc sử dụng đất MNC cần căn cứ theo một số văn bản pháp luật sau:
- Điều 58 Luật Đất đai 2013.
- Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT.
- Điều 13 - 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Cụ thể:
- Đất là bãi bồi ven sông, ven biển chưa được khai thác, sử dụng vào mục đích nào có thể bàn giao hoặc cấp quyền cho thuê. Lưu ý, khi đất MNC ven biển được cấp quyền cho thuê với mục đích nào thì sẽ áp dụng các quy định tương ứng với đất đai có mục đích tương đồng.
- Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư trực tiếp vào các đảo, xã hoặc tương đương khu vực biên giới, ven biển cần sự chấp thuận của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp Quốc hội hoặc Thủ tướng chưa phê duyệt thì Uỷ ban nhân dân các tỉnh có thể phối hợp cùng Bộ Quốc phòng và Bộ Công an xem xét, chấp thuận.
- Trong trường hợp cho thuê đất MNC ven biển nhưng thuộc khu vực biển từ 3 hải lý trở ra thì cần thực hiện theo luật Biển.
Nguyên tắc sử dụng đất MNC ven biển
Nguyên tắc sử dụng đất MNC ven biển đã được nêu rõ trong Luật Đất đai 2013 như sau:
- Đất phải được sử dụng theo đúng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố.
- Trong quá trình sử dụng, công dân có trách nhiệm bảo vệ đất đồng thời góp phần làm tăng độ bồi tụ đất.
- Phối hợp với các bên liên quan bảo vệ hệ sinh thái, môi trường, cảnh quan nói chung.
- Đảm bảo không gây cản trở cho giao thông đường biển cũng như việc bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.
Đất MNC là mặt nước thuộc hồ thuỷ điện, hồ thuỷ lợi
Các quy định liên quan đến đất MNC thuộc hồ thuỷ điện, thuỷ lợi hiện nay còn khá ít, chủ yếu được quy định tại Khoản 39, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Đất này có thể cho thuê để sử dụng kết hợp với mục đích phi nông nghiệp như nuôi trồng, khai thác thuỷ sản bởi Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh.
3. Thời hạn cho thuê đất MNC là bao lâu?
Khi tìm hiểu đất MNC là gì, bạn sẽ thấy các quy định liên quan đến thời hạn cho thuê loại đất này. Theo đó, đất MNC là loại đất được nhà nước cho các cá nhân và tổ chức thuê nhưng có quy định thời hạn. Thời hạn chính xác là bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
-
Nhu cầu thực tế của công dân hoặc tổ chức trình bày trong dự án đầu tư.
-
Đơn xin thuê đất.
-
Kế hoạch phát triển kinh tế nói chung của địa phương.
-
Quy hoạch đất đai của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố.
-
01 đơn xin thuê đất MNC là mặt nước ven biển nhằm mục đích nuôi trồng thuỷ hải sản.
-
01 bản trích đo, trích lục sơ đồ hoặc bản đồ vị khí nơi có mặt nước muốn thuê.
-
Bản báo cáo dự án đã được Chi cục thuỷ sản địa phương phê duyệt.
-
Bản thuyết minh về năng lực nuôi trồng thuỷ sản.
-
Cam kết bảo vệ môi trường tại nơi nuôi trồng thuỷ sản hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
-
Hồ sơ này nộp về Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản địa phương.
Trên đây là một số thông tin đáng chú ý về đất MNC như đất MNC là gì, phân loại đất MNC cũng như một số thủ tục hành chính liên quan do Batdongsan.com.vn tổng hợp. Ở nước ta hiện nay nhiều địa phương có cập nhật các chính sách mới liên quan đến việc cho thuê đất có mặt nước chuyên dùng để phát triển kinh tế. Đây là tín hiệu khả quan dành cho các nhà đầu tư muốn phát triển mảng thuỷ hải sản trong năm nay.
Các cá nhân và tổ chức có thể thuê đất MNC nhưng không quá 50 năm đối với các địa phương đồng bằng, trung du. Riêng đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư được Nhà nước phê duyệt nhưng có tốc độ thu hồi vốn chậm thì thời hạn cho thuê đất có thể được linh động lên đến 70 năm.
Trong trường hợp đã hết thời hạn cho thuê đất, Nhà nước vẫn có thể xem xét gia hạn thời gian sử dụng cho cá nhân, tổ chức nhưng không được quá thời gian thuê đất quy định.
4. Những ai có thể thuê đất MNC là vùng mặt nước nội địa?
Hiện nay nước ta cho phép một số đối tượng sau có thể làm hồ sơ thuê đất MNC là mặt nước nội địa:
- Công dân hoặc hộ gia đình đã được Nhà nước giao ao, hồ theo hạn mức nhất định để phục vụ mục đích nuôi trồng thuỷ hải sản hoặc sản xuất nông nghiệp.
- Công dân người Việt định cư ở nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất nhằm thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt.
5. Hồ sơ thuê đất MNC mặt nước ven biển cần các loại giấy tờ gì?
Khi đã hiểu được loại đất MNC là gì và có nhu cầu thuê cho các mục đích riêng như kinh doanh, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để hoàn thiện về mặt pháp lý. Nếu bạn đang có nhu cầu thuê đất MNC là mặt nước ven biển thì có thể tham khảo mẫu hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản như: