Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ cháy và thiệt hại do cháy gây ra? Bên cạnh ý thức của người dân thì việc sử dụng các loại vật liệu chống cháy cũng là giải pháp tối ưu được nhiều người quan tâm.
Khi xảy ra hỏa hoạn, nguyên nhân gây thương vong chủ yếu từ ngạt thở do hít phải khói bụi, khí độc và do sập tường, cốt thép. Do đó, để tăng cường hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy, nhiều công trình đã sử dụng các loại sơn chống cháy để kéo dài thời gian chịu đựng của vật liệu, bảo vệ kết cấu cũng như ngăn cản đám cháy lan rộng, giảm tối đa các thiệt hại về người và của.
Sơn chống cháy là một loại vật liệu dùng trong thi công các công trình, giúp ngăn chặn và phòng cháy hiệu quả. Loại sơn này có thành phần chính gồm các hợp chất chống cháy như acrylic, epoxy… và các loại phụ gia hóa chất khác.
Trong quá trình thi công, người ta sẽ dùng sơn chống cháy và phủ lên bề mặt các vật liệu cần chống cháy. Sau khi phủ sơn, sơn chống cháy sẽ trở thành lớp sơn bảo vệ giúp vật liệu tránh được tác động từ lửa.
Vì sao nên dùng sơn chống cháy trong xây dựng?
Không phải ngẫu nhiên mà sơn chống cháy được xem là phương pháp chống cháy thụ động mang đến hiệu quả cao, được nhiều công trình sử dụng hiện nay.
Khả năng chịu nhiệt cao
Ưu điểm nổi bật của sơn chống cháy là khả năng chịu nhiệt và tránh được tác động của lửa khi xảy ra sự cố. Nhờ đó, thời gian các vật liệu bị nung nóng, mất kết cấu ban đầu sẽ bị kéo dài. Đồng thời, lớp sơn này ngăn chặn lửa lây lan, giúp cho lực lượng cứu hỏa có thể đến chữa cháy kịp thời.
Tương thích với nhiều bề mặt vật liệu
Thành phần của sơn chống cháy cho phép sử dụng lên hầu hết các loại vật liệu như gỗ, thép, gạch đá, thạch cao, bê tông… Do vậy, không chỉ riêng sắt thép, loại sơn này còn được sử dụng cho đa số các công trình hiện đại.
Bảo vệ vật liệu xây dựng
Mức độ bảo vệ vật liệu của sơn chống cháy phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn mà dao động trong khoảng 30 phút đến 180 phút.
Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ
Mặc dù chức năng chính là chống cháy nhưng loại sơn này đã được cải tiến hơn nhiều về yếu tố màu sắc.
Trên thị trường, dòng sơn chống cháy hiện có nhiều thương hiệu cũng như đa dạng màu sắc nên người dùng có thể lựa chọn loại sơn phù hợp.
Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy
Mỗi loại sơn chống cháy sẽ có thời gian chịu nhiệt khác nhau, thế nhưng cơ chế hoạt động chung đều giống nhau. Cụ thể:
- Khi nhiệt độ chạm ngưỡng 150 độ C, lớp sơn chống cháy sẽ bắt đầu phản ứng và tạo ra Acid Phosphoric.
- Đến khi nhiệt độ lớn hơn 300 độ C, không khí bắt lửa sẽ được sinh ra và lớp bảo vệ phồng lên. Khí và lớp sơn phồng này có tác dụng cách nhiệt hiệu quả.
- Trường nhiệt độ bắt đầu bằng hoặc lớn hơn 500 độ C, loại sơn này sẽ sinh ra một chất tương tự như gốm. Khi thành phần nhựa trong sơn chảy ra là lúc lớp gốm này phát huy tác dụng. Lớp sơn gốm có khả năng chống mài mòn và mức độ chịu nhiệt lên đến 1000 độ C.
- Trong khi quá trình cacbon hóa xảy ra, sơn sẽ hình thành một lớp cách ly, giúp giảm nhiệt độ trên bề mặt vật liệu. Ngoài ra, chất kết dính có trong sơn mềm ra, hình thành một lớp vỏ giãn nở hơn 80 lần và giữ khí CO2 không thoát ra ngoài.
Một số loại sơn chống cháy phổ biến
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sơn chống cháy đa dạng chủng loại, màu sắc khác nhau để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn hơn.
1. Sơn chống cháy Kova
Sơn chống cháy Kova là dòng sơn chống cháy hệ nước, chế tạo từ vật liệu nano vỏ trấu và cơ chế chống cháy “phồng”. Sự kết hợp này làm cho quá trình chống cháy dài hơn và ngăn cản khói gây ngạt cho người và động vật, hơn nữa còn hạn chế những tro bụi độc hại mà đám cháy để lại.
Sơn chống cháy Nano có hàm lượng VOC (hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) gần bằng 0, thời gian chống cháy có thể lên đến 360 phút. Bên cạnh đó, loại sơn này còn có khả năng chịu nhiệt lên tới 1200 độ C.
Do thuộc hệ sơn nước nên dòng sơn này rất dễ sử dụng, có thể dùng cho các bề mặt sắt thép, kim loại, vữa xi măng, bê tông, gỗ thạch cao hay các vật liệu dùng trong xây dựng khác.
Khi có hỏa hoạn xảy ra, sơn chống cháy Kovakhông độc hại và không tạo nên khí độc. Nhờ đó dòng sơn này thân thiện với môi trường và không gây ô nhiễm không khí.
2. Sơn chống cháy thế hệ mới
Sơn chống cháy thế hệ mới là dòng sơn epoxy chống cháy đặc biệt, được sản xuất từ công nghệ photphat hóa, không tan trong nước và không bị khuếch tán trong thời gian sử dụng.
Khi có đám cháy, loại sơn này nở lên thành xốp, tạo ra một lớp carbon cứng có độ dày gấp 10 lần độ dày ban đầu của vật liệu, bảo vệ hiệu quả bề mặt các vật liệu, ngăn không cho sự lan tỏa lửa, nhiệt, khí độc tới vật liệu.
Với dòng sơn chống cháy thế hệ mới, lượng khói thải ra rất ít, không gây độc hại đến sức khỏe con người. Ngoài ra, loại sơn chống cháy này còn có khả năng chịu va đập tốt, chỉ bị bong tróc khỏi bề mặt chất nền chủ khi bị tác động bẻ dẻo liên tục.
Lớp sơn chịu nước và hóa chất, khả năng bám dính tốt trên các thanh dầm hoặc trên các bề mặt bằng thép mà không cần dùng sơn lót.
Tuy nhiên, do đây là sơn gốc dung môi nên cần chú ý tránh hít bụi sơn hay mùi sơn cũng như tiếp xúc với màng sơn còn ướt và tránh để da, mắt tiếp xúc vào.
3. Sơn chống cháy KCC fire mask SQ
Sơn chống cháy KCC firemask SQ là loại sơn epoxy 2 thành phần, dùng để tăng khả năng chịu lửa ở nhiệt độ cao cho các bề mặt kim loại, kết cấu thép.
Bề mặt sơn khi hoàn thiện nhẵn bóng và có màu trắng. Theo đó, sử dụng sơn chống cháy KCC firemask SQ trên bề mặt kim loại và kết cấu thép có khả năng duy trì trạng thái từ 6-8 tiếng ở nhiệt độ cao.
4. Sơn chống cháy SHP WB
Sơn chống cháy SHP WB hay còn gọi là sơn chống cháy Hải Phòng, được hình thành từ gốc nhựa Poly vinyl acetate kết hợp với các thành phần chất chống cháy và các phụ gia khác.
Dòng sơn này là sơn hệ nước nên hàm lượng VOC thấp gần như bằng 0 nên thân thiện với môi trường, khi cháy không sinh khói khí độc gây ngạt đối với người.
Tùy vào độ dày của màng sơn mà sơn chống cháy SHP WB có thể bảo vệ cho bề mặt vật liệu ở nhiệt độ 800-1200 độ C trong khoảng 60-150 phút.
Trong quá trình thi công, có thể sử dụng sơn chống cháy SHP WB trên bề mặt kim loại, sắt thép và các loại vật liệu xây dựng khác.
5. Sơn chống cháy Rainbow
Sơn chống cháy Rainbow được sản xuất từ nhựa Acrylic phối hợp với chất liệu màu chống cháy đặc thù và tinh chất, có tác dụng chịu lửa.
Đây là dòng sơn dùng cho kết cấu thép siêu mỏng loại CB. Theo đó, một khi gặp lửa hay nhiệt nóng kết cấu thép được sơn chống cháy Rainbow sẽ phồng lên và sản sinh ra lớp bong bóng phồng xốp để phong tỏa kín vật liệu.
Ưu điểm của dòng sơn này là có tác dụng chống cháy đối với các loại kết cấu thép, có hiệu quả chống cháy 30 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút.
Cụ thể, khi nhiệt độ đạt khoảng 150 độ C, sơn chống cháy Rainbow sẽ phát sinh phản ứng, đồng thời tùy theo nhiệt độ tăng cao mà tốc độ phồng lên sẽ hình thành tầng cách ly với sức nóng.
Trên thực tế, các loại sơn chống cháy có thể chống cháy trong khoảng thời gian lên đến 180 phút. Tuy nhiên, thời gian chống cháy sẽ phụ thuộc vào loại sơn và định mức sơn chống cháy riêng theo từng hãng.