Trong đó, chỉ tính riêng quý I năm nay, số dư này đã tăng gần 103.600 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 11% và chính thức vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.
Tài khoản thanh toán, về bản chất thì nó là một dạng tài khoản ngân hàng đơn thuần, nhưng xét về chức năng thì đa dạng hơn. Đây là tài khoản giúp cho người dùng có thể chuyển khoản ngân hàng, thanh toán các hóa đơn,… Chính vì thế các khách hàng thường để tiền trong tài khoản thanh toán là nhằm phục vụ cho công việc chi tiêu của mình.
Tiền gửi trên tài khoản thanh toán chỉ có chức năng thanh toán, không sinh ra được lợi nhuận như tài khoản tiết kiệm.
Ngoài ra, tính đến hết quý I/2022, số lượng tài khoản thanh toán cá nhân cũng tăng khoảng 3.500 tài khoản so với thời điểm cuối quý IV/2021, lên 118.645 tài khoản.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Việt Nam đang phát triển mạnh thanh toán không dùng tiền mặt với tốc độ tăng trưởng về giao dịch thanh toán di động bình quân hàng năm đạt hơn 90%, các hoạt động mở tài khoản thanh toán.
Nhiều ngân hàng Việt Nam có trên 90% giao dịch trên kênh số; gần 70% người trưởng thành có tài khoản thanh toán; khoảng 1,1 triệu tài khoản Mobile-Money đã được mở, khoảng 60% trong đó được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa...
Trong khi đó, cũng theo số liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 3/2022, tổng phương tiện thanh toán đạt hơn 13,86 triệu tỷ đồng, tăng 3,45% so với cuối năm 2021. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của cư dân đạt 5,47 triệu tỷ đồng, tăng hơn 170.000 tỷ so với thời điểm cuối năm 2021, tương đương mức tăng 3,28%. Đáng chú ý, mức tăng này lớn hơn mức tăng của cả năm 2021 - chỉ hơn 158.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào các tổ chức tín dụng tính đến cuối tháng 3 là 5,86 triệu tỷ đồng, tăng 3,9% so với thời điểm cuối năm 2021.