Vì đâu giá xăng giảm nhưng giá hàng tiêu dùng, vận tải vẫn “dậm chân tại chỗ”

Lan Anh 

15/08/2022 23:43

Theo dõi trên

Dù đã trải qua 5 lần giảm giá xăng tính từ ngày 11.7.2022, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại các mặt hàng thiết yếu cũng như chi phí vận tải vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Sau khi giá xăng dầu hạ nhiệt nhưng các mặt hàng tiêu dùng vẫn đang trong trạng thái “im ru”. Có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này.

Theo chị Ngô Thị Hoa, cư dân sống tại phường Linh Đông, Thành phố Thủ Đức chia sẻ: “Mặc dù xăng đã giảm đáng kể rồi nhưng hằng ngày đi chợ nhận thấy giá cả vẫn giữ nguyên thậm chí là tăng nhẹ. Trong thời kỳ dịch Covid và khủng hoảng xăng dầu, một bó rau muống 3 người ăn giá 12.000 nghìn đồng, thì nay giá vẫn không thay đổi”.

ut-1660572391.jpg

Ảnh minh họa

Bún bò, “món ruột” của chị Loan, nhân viên văn phòng tại Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh ngày một đắt đỏ. Theo khảo sát, tại Hà Nội mỗi tô bún được bán với giá 35.000 - 40.000 nghìn đồng, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 45.000 nghìn đồng.

Lấy lý do xăng tăng , các nhà hàng đã tăng giá trên 10.000 nghìn đồng cho mỗi tô bún. Không chỉ vậy, những cửa hàng nằm tại khu “đắc địa” giá mỗi tô bún tới hơn 100.000 nghìn đồng.

Chia sẻ về lý do tại sao không hạ giá bán trong khi giá xăng đã giảm, ông Nguyễn Văn Ninh chủ nhà hàng Ninh Kiều, Quận 3 cho hay: Phở là món ăn cần sự kết hợp của nhiều nguyên liệu như xương bò, thịt bò, các loại rau thơm ăn kèm và gia vị. Trong khi đó, hiện nay giá xương ống đang tăng 20-60% so với cùng kỳ. Các loại gia vị như dầu ăn, nước mắm, đường, bột ngọt tăng lên 50%. Đặc biệt, giá thịt bò lên tới 220.000 nghìn đồng/kg. Theo số liệu báo cáo của Việt Nam mới ngày 14.8.2022.

Chị Nguyễn Thị Linh, công nhân khu công nghiệp Linh Trung (Tp. Thủ Đức) cho hay: Hôm nay giá một vỉ trứng gà 10 quả giá 30.000 nghìn đồng. Trước khi có dịch Covid và trong thời kỳ khủng hoảng xăng dầu giá 27.000 đồng/vỉ 10 quả. Thời gian này xăng giảm nhưng phía siêu thị vẫn không thấy động tĩnh gì.

Để lý giải cho sự việc này, đơn vị cung ứng gia cầm lớn tại TPHCM cho biết, xăng đã giảm mạnh nhưng vẫn không đủ tác động lớn đến mặt hàng trứng gia cầm.

Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (Quận 12, TPHCM) cho biết, giá xăng dầu giảm mạnh nhưng không đủ bù cho chi phí thức ăn chăn nuôi . Các nhà cung cấp lấy lý do đứt gãy nguồn cung, ảnh hưởng xung đột Ukrane nên liên tục báo giá tăng thức ăn chăn nuôi. Thậm chí, ông Thiện nói rằng nếu không có sự trợ giá từ chương trình bình ổn giá của Thành phố thì mặt hàng trứng gia cầm thực tế sẽ cao hơn hiện nay khá nhiều.

Không chỉ giá cả hàng tiêu dùng thiết yếu đang “dẫm chân” mà chi phí vận tải cũng đang trong tình trạng “không rung chuyển”.

Theo ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 15.8.2022 theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đứng ở mức 91.96 USD/thùng, giảm 0.14% trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent đứng ở mức 97.824 USD/thùng, giảm 0.33% trong phiên. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.725 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.669 đồng/lít; giá dầu Diezen 0.055 không cao hơn 22.908 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.320 đồng/lít; giá dầu Mazut 180 CST 3.55 không cao hơn 16.548 đồng/kg.

xd-1660572460.jpg

Ảnh minh họa

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho hay: “Khi giá xăng dầu tăng thì giá vận tải tăng nhưng khi giá xăng dầu giảm sẽ có độ trễ nhất định để giá cước vận tải giảm”.

Ông Sang lý giải thêm, thời gian đầu giá xăng giảm nhưng giảm không nhiều nên các hãng chưa kê khai điều chỉnh giảm giá. Trong thời gian qua, trước tình hình như vậy, Bộ GTVT đã có một loạt chỉ đạo các đơn vị khẩn trương triển khai các công việc rà soát để giảm giá.

Ông Nguyễn Văn Quỳnh, đại diện hãng vận tải Bắc Nam cho biết đơn vị đang tính toán giảm thêm cước nhiên liệu cho phù hợp với giá nhiên liệu thị trường. Trước đó, đơn vị đã giảm cước vận chuyển 300 đồng trên mỗi kg nông sản.

“Với hàng trăm đầu xe, mỗi ngày chở hàng ngàn tấn nông sản từ Bắc vào Nam và ngược lại, khi giá xăng dầu giảm, chúng tôi cũng điều chỉnh cước vận chuyển, từ đó giá bán sẽ mềm hơn, giúp kích thích tiêu dùng mà bà con nông dân cũng được lợi”. Ông Quỳnh cho hay.

Không để tình trạng chậm giảm giá kéo dài lâu

Vụ trưởng Vụ vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) Trần Bảo Ngọc cho rằng việc giảm giá hàng hóa, dịch vụ vận tải không nên quá trễ.

Việc giảm giá cần có thời gian chuẩn bị tuy nhiên phải kịp thời để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Trong khi nhiên liệu chiếm 30-40% chi phí giá cả đã giảm mà giá hàng hóa tiêu dùng, cước phí vận tải lại chưa kịp giảm hoặc giảm chậm thì chưa đúng. Ông Ngọc cho biết.

Thủ tướng Chính phủ mới đây cũng đã có công điện rà soát, quản lý điều hành giá trong bối cảnh mặt hàng xăng dầu đã hạ nhiệt. Hiện các cơ quan đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để bình ổn giá.

Bạn đang đọc bài viết "Vì đâu giá xăng giảm nhưng giá hàng tiêu dùng, vận tải vẫn “dậm chân tại chỗ”" tại chuyên mục Kinh tế. Thông tin chi tiết xin liên hệ số hotline: 0971.008.956 hoặc gửi email về địa chỉ: bbtpld@gmail.com