Tỷ phú Ấn Độ có 100 tỷ USD nhàn rỗi, muốn rót 10 tỷ USD vào Việt Nam là ai?

Tỷ phú Gautam Adani không sinh ra trong một gia đình giàu có. Ông đã mạo hiểm tham gia gây dựng một doanh nghiệp và biến nó thành một đế chế không thể công phá như ngày nay.

Tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022 diễn ra ngày 25/6, ông Sandeep Mehta, Chủ tịch Tổng công ty phát triển cảng của Tập đoàn Adani, đã thay mặt tỷ phú Gautam Adani tuyên bố cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam trong tổng số 100 USD nhàn rỗi mà Tập đoàn Adani đang để sẵn để đầu tư ra nước ngoài.

image-20220627154653-1-1656341934.jpeg
Chủ tịch Tập đoàn Adani Gautam Adani.

Tỷ phú Gautam Adani đánh giá cao tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Theo đó, Tập đoàn Adani của ông sẽ mở rộng hợp tác đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Các lĩnh vực sẽ được tập trung đầu tư bao gồm cảng biển, càng hàng không và nhiệt điện theo hình thức liên doanh phát triển mới hoặc đầu tư vào các dự án đã có sẵn.

Thời gian gần đây, Tập đoàn Adani đã đầu tư vào hai dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam gồm dự án điện gió tại Công ty TNHH Điện gió Adani Phước Minh với công suất 27,3 MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận và dự án điện mặt trời công suất 50MW cũng tại tỉnh Ninh Thuận. Các dự án này được chuyên gia trong nước đánh giá rất chuyên nghiệp và bài bản.

Ông Gautam Adani sinh ngày 24/6/1962 trong một gia đình trung lưu Jain ở Ahmedabad, Gujarat, Ấn Độ. Ông là người sáng lập và Chủ tịch của Adani Group, một tập đoàn kiểm soát các công ty từ cảng và hàng không vũ trụ đến nhiệt điện và than, với sáu công ty niêm yết công khai ở Ấn Độ. Ông và gia đình có giá trị tài sản ròng hiện tại là 90 tỷ USD (tính đến ngày 27/6/2022), đưa ông xếp vị trí thứ 11 trong danh sách Tỷ phú thế giới của tạp chí Forbes.

Hành trình kinh doanh của Adani bắt đầu vào năm 1988 khi ông thành lập một công ty xuất khẩu hàng hóa sau khi bỏ học đại học năm thứ hai và từ chối nối nghiệp cửa hàng dệt may của cha mình.  

Ông trùm cơ sở hạ tầng Gautam Adani là chủ sở hữu Cảng Mundra lớn nhất Ấn Độ, ở bang Gujarat - quê hương của ông.

Ông Adani lần đầu tiên gia nhập hàng ngũ tỷ phú thế giới vào năm 2008, với giá trị tài sản ròng ước tính là 9,3 tỷ USD.

Ông tham gia kinh doanh sản xuất điện vào năm 2006. Ông cũng mua lại Cảng Abbot Point ở Úc và mỏ than Carmichael ở Queensland từ năm 2009 đến 2012.

Ông Adani cũng mua lại 74% cổ phần của Sân bay Quốc tế Mumbai, sân bay bận rộng thứ hai của Ấn Độ, vào tháng 9/2020. Ông hiện là nhà điều hành sân bay lớn nhất của quốc gia Nam Á này.

Vào tháng 5/2022, tỷ phú Adani đã tham gia vào lĩnh vực xi măng khi giành chiến thắng trong cuộc đua mua lại công ty xi măng khổng lồ của Thụy Sĩ Holcim ở Ấn Độ với giá 10,5 tỷ USD.

Tài sản ước tính của tỷ phú Adani đã tăng từ 8,9 tỷ USD lên 50,5 tỷ USD vào tháng 4/2021, khi Forbes công bố danh sách Tỷ phú thế giới hàng năm cho năm 2021.

Vào tháng 2/2022, ông đã vượt qua tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani, người đứng đầu Reliance Industries, trở thành người giàu nhất châu Á sau khi giá trị tài sản ròng của ông tăng gần gấp đôi một lần nữa, lên hơn 90 tỷ USD.

Ông Adani muốn trở thành nhà sản xuất năng lượng xanh lớn nhất thế giới khi cho biết sẽ đầu tư tới 70 tỷ USD vào các dự án năng lượng tái tạo.

image-20220627154653-2-1656341934.jpeg
Một chiếc máy bay phản lực của Gautam Adani.

Gautam Adani được cho là không chỉ có đội xe mà còn sở hữu hàng loạt tàu và máy bay phản lực riêng. Ông Adani sở hữu 3 chiếc máy bay phản lực có sức chở tương ứng là 8, 37 và 50 hành khách. Ông trùm kinh doanh Ấn Độ cũng là chủ nhân của ba chiếc máy bay trực thăng, phục vụ các chuyến du lịch nhanh.

Ngay trong lúc thế giới quay cuồng với đại dịch, vào khoảng tháng 2/2020, Gautam Adani đã thực hiện một khoản đầu tư bất động sản lớn khi mua lại mua một khu dân cư cao cấp gần ở New Delhi. Theo LiveMint, ngay cả với mức giá khủng 400 Rs crore, đây là một món hời đối với tỷ phú Ấn Độ.