Vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Ngày 26/10 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

Chỉ thị nêu rõ, sau 10 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được những kết quả quan trọng, phát huy được mạnh mẽ lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Tại chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh; tiếp tục thực hiện các giải pháp thích hợp để khuyến khích, định hướng tiêu dùng và vận động nhân dân tích cực sử dụng hàng Việt Nam. Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền về Cuộc vận động bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp tới các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội nhằm khuyến khích và ưu tiên thực hiện mua hàng Việt Nam khi có nhu cầu mua sắm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước.

Tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ vai trò, lợi ích và hiệu quả của việc tham gia Cuộc vận động, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam không chỉ tại thị trường trong nước mà còn từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Vận động các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên mua sắm, sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được và dịch vụ trong nước bảo đảm chất lượng.

245540879_1324502511313758_3096112021911634352_n

 Một số sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương được giới thiệu, quảng bá dễ dàng tiếp cận thị trường trong nước

Công bố thường xuyên, kịp thời danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành; thông tin chính thức về diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là hàng hóa sản xuất trong nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Rà soát các chính sách, đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam; thiết lập các kênh phân phối hàng hóa, phát triển thị trường nội địa; ứng dụng thương mại điện tử trong công tác mở rộng thị trường trong và ngoài nước; kiểm tra, kiểm soát thị trường; tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cuộc vận động cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, bố trí kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động trong dự toán kinh phí hàng năm của MTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời có kế hoạch huy động các nguồn lực xã hội hóa để hưởng ứng các hoạt động của Cuộc vận động tại địa phương.

Tiến hành rà soát, lựa chọn các hàng hóa, sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương để xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quảng bá, giới thiệu; tăng cường giao lưu, kết nối cung cầu hàng hóa cấp vùng, miền. Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện Cuộc vận động ở địa phương; gắn thực hiện Cuộc vận động với các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế, chương trình bình ổn thị trường ở địa phương.

Tập trung rà soát, bãi bỏ và cắt giảm các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa và tiêu dùng; chú trọng xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh, hệ thống dịch vụ phân phối đưa hàng Việt Nam về nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận và lựa chọn mua sắm, sử dụng hàng hóa thương mại Việt Nam.

123137446_1090438688053476_5605846370122324374_n

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, thiết lập các kênh phân phối hàng hóa, phát triển thị trường nội địa

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Trong thời gian tới trong bối cảnh đất nước tiếp tục hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ và đặc biệt là những tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

Cuộc vận động đã được Ban Bí thư xác định là một trong những giải pháp cần thiết, quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cuộc vận động là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng, an sinh xã hội và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong thời gian qua. Thị phần tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người Việt Nam sản xuất được nâng lên, hỗ trợ tích cực phát triển thị trường nội địa theo hướng bền vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Cuộc vận động trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế như: Các hoạt động thông tin tuyên truyền vẫn chưa đi vào chiều sâu; công tác rà soát, sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật để thúc đẩy người Việt Nam dùng hàng Việt Nam còn chậm; chất lượng, mẫu mã và giá cả của nhiều hàng hóa Việt Nam chưa hấp dẫn người tiêu dùng; còn tình trạng hàng giả, kém chất lượng, không bảo đảm an toàn,... gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước