Việc làm ra 1 sản phẩm nhưng lại mang đặc trưng của 2 thương hiệu khác nhau có vẻ thường đạt được hiệu quả lớn. Hồi tháng 3 vừa qua, thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng với Gen Z e.l.f vừa có màn hợp tác với nhà bán lẻ cho tuổi teen American Eagle, ra mắt bộ sưu tập bao gồm bảng màu mắt theo chủ đề quần jean và túi đựng đồ trang điểm vải denim. Bộ sưu tập nhận được sự hưởng ứng tích cực của khách hàng khi hầu hết sản phẩm đều nhanh chóng tẩu tán sạch sẽ.
Gần đây hơn, hãng giày “xấu nhất thế giới” Crocs vừa kết hợp hãng bánh kẹo Pop-Tarts tung ra bộ sản phẩm Đôi dép Crocs trang trí hình bánh quy đi kèm hộp bánh quy trang trí bằng kẹo hình dép Crocs. Sản phẩm cũng nhanh chóng cháy hàng.
Tuy hiệu quả nhưng trên thực tế, việc tạo ra một sự kết hợp gây bùng nổ là chuyện nói dễ hơn làm, bởi các thương hiệu phải biết cách xử lý những vấn đề như làm việc với nhiều thương hiệu, nhiều người nổi tiếng, hoặc những người sáng tạo nội dung.
Bất chấp những khó khăn này, giới tiếp thị hiện vẫn tăng cường chiến lược hợp tác. Nguyên nhân bởi vì trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện tại, việc các thương hiệu kết đôi là cách giúp thu hút người tiêu dùng và tạo nên sức hút truyền thông với chi phí nhỏ.
Mặc dù chiến lược hợp tác này không phải là một cái gì quá mới mẻ, tuy nhiên nó lại đang dần trở nên phổ biến hơn khi các nhà tiếp thị muốn thu hút thêm người dùng từ phân khúc mới.
Chẳng hạn hồi Tháng Giêng, Nike và Tiffany từng hé lộ về việc hợp tác. Sau đó họ ra ra mắt đôi sneaker Air Force 1 với chủ đề Tiffany. Sản phẩm này thu hút người tiêu dùng và nhanh chóng cháy hàng. Tuy nhiên vượt qua chuyện doanh số, cả Nike và Tiffany đều có những lợi ích khác. Nike thì nâng cấp sức hấp dẫn của mình, còn Tiffany tiếp cận được nhiều người tiêu dùng phổ thông hơn.
Hay ở giải đấu Super Bowl (một giải đấu nổi tiếng hiệu quả cho quảng cáo, đồng thời cũng cực kỳ đắt đỏ), Netflix bắt tay với General Motors, còn Molson Coors hợp tác với DraftKings. Tất cả đều là những chiêu bài mà nhà tiếp thị triển khai để tối đa hóa lượt tiếp cận tại một sự kiện thể thao tầm cỡ như Super Bowl.
Ở Trung quốc, người ta thấy trào lưu các thương hiệu cao cấp bắt tay chuỗi trà sữa bán ra các ly trà sữa có biểu trưng thời trang xa xỉ.
Doanh nghiệp Việt cũng không đứng ngoài trào lưu. Đầu tháng 8 này, tập đoàn thiết bị điện tử gia dụng LG vừa công bố màn hợp tác với chuỗi cà phê The Coffee House nhằm ra mắt BST thức uống Trà Xanh Tây Bắc, vừa tôn vinh nông sản Việt vừa quảng bá sản phẩm Ly Xanh của họ. Còn LG lại có cơ hội tiếp cận giới trẻ, truyền bá thông điệp chủ động hơn trong lựa chọn cải thiện chất lượng sống bằng những công nghệ như của LG.
Chiến lược hợp tác thương hiệu đang trở nên phổ biến một phần là vì các yếu tố kinh tế, cũng như nguy cơ suy thoái đang tiềm tàng. Phần lớn các nhà tiếp thị cho biết áp lực lạm phát khiến ngân sách của họ giảm đến 20% kể từ tháng 9, theo một khảo sát từ Deloitte, Đại học Duke và Hiệp hội Tiếp thị Mỹ.
Không chỉ về phía doanh nghiệp, kinh tế bất ổn cũng đã khiến nhiều người thắt chặt hầu bao, người tiêu dùng giảm chi tiêu. Do vậy áp lực thu hút sự chú ý của khách hàng ngày càng tăng đối với các nhà tiếp thị, lại thêm ngân sách chi cho tiếp thị bị cắt giảm. Thành thử, những thứ tréo nghoe, như giầy dép và đồ ăn, thời trang và trà sữa, điện tử và cà phê kết hợp lại thì rất dễ gây được sự chú ý vì con người, hay rõ hơn là người tiêu dùng ai cũng thích thú với sự mới lạ. Đó là lí do khiến các nhà tiếp thị đang đẩy mạnh chiến lược kết đôi thương hiệu để ra những sản phẩm độc lạ để thu hút khách hàng.
Vậy nếu muốn sử dụng chiến lược này, doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Còn nữa…