Bất động sản thương mại tại châu Á -Thái Bình Dương gia tăng sức hút

Mặc dù hoạt động cho thuê yếu hơn ở một số thị trường và phân khúc, đầu tư bất động sản thương mại trên toàn khu vực vẫn tăng trưởng mạnh.
image-20220704234535-1-1656993582.jpeg
 

CBRE cho biết ​​hoạt động cho thuê văn phòng suy yếu, nhưng triển vọng của toàn thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vô cùng tươi sáng. Công ty tư vấn này kỳ vọng nhu cầu sẽ phục hồi đối với cả mảng văn phòng và bán lẻ, trong khi lĩnh vực hậu cần tiếp tục chứng kiến sự tăng tăng mạnh mẽ.

Báo cáo của CBRE cho thấy tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực văn phòng của toàn khu vực trong Q1/2022 đạt 14,8 tỷ USD, trong đó Úc, Singapore và Hàn Quốc là những thị trường phổ biến nhất.

Trong khi đó, Colliers cho biết thị trường văn phòng ở Melbourne và Sydney đã chốt các giao dịch với tổng giá trị hơn 1 tỷ USD, còn thị trường Seoul ghi nhận tổng khối lượng giao dịch 3,6 tỷ USD.

Theo các nhà phân tích, việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại có thể đẩy nhanh sự hồi sinh của lĩnh vực bất động sản thương mại trong khu vực khi các tổ chức đầu tư quay lại để tìm kiếm cơ hội.

“Với việc mở cửa trở lại biên giới, các thành phố lớn của Úc đã chứng kiến ​​nhu cầu tăng lên từ cả nhà đầu tư và khách thuê, từ đó đẩy lượng giao dịch tăng lên đáng kể trong những quý tới”, Colliers cho biết.

Mặt khác, JLL chỉ ra rằng nhờ tính minh bạch của thị trường bất độn sảng được cải thiện, APAC có thể thu hút nhiều vốn đầu tư hơn trong những năm tới.

Anthony Couse, Giám đốc điều hành khu vực APAC của JLL, cho biết: “Những bước tiến nhằm đạt được tính minh bạch tốt hơn ở sẽ thu hút thêm sự quan tâm của nhà đầu tư và củng cố niềm tin của khách thuê trong khu vực”.

JLL dự kiến vốn đầu tư bất động sản thương mại tại APAC sẽ đạt hơn 200 tỷ USD vào năm 2022. Các nhà đầu tư sẽ đa dạng hóa dòng vốn vào cả các bất động sản truyền thống và bất động sản thay thế, nhưng vẫn sẽ thận trọng trong bối cảnh toàn cầu nhiều bất ổn như hiện nay.